Giải pháp tăng cường công tác quyết toán các khoản chi thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước bằng dự toán qua kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 100 - 102)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.4. Giải pháp tăng cường công tác quyết toán các khoản chi thường

Tổ chức thực hiện dự toán NSNN phải cụ thể hóa dự toán NSNN được duyệt chia ra hàng quý, tháng.

Kêu gọi, đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực như y tế, văn hóa, giáo dục…

Thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm và tự trách nhiệm của đơn vị và thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách.

Ban hành hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp xác định và đánh giá kết quả chấp hành dự toán.

Cải tiến phương thức cấp phát NSNN và thủ tục cấp phát của cơ quan tài chính, thiết lập công tác kiểm soát trước khi chuẩn chi, hoàn thiện cơ chế, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN hiện hành, xây dựng hệ thống chỉ tiêu kiểm soát chi theo đầu ra, cải tiến thủ tục kiểm soát, thanh toán của KBNN.

Cơ chế chính sách, về hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin về sắp xếp tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN và kiện toàn hệ thống tổ chức ngân sách.

4.2.4. Giải pháp tăng cường công tác quyết toán các khoản chi thường xuyên qua KBNN qua KBNN

Quyết toán ngân sách nhà nước là khâu cuố i cùng của chu trình quản lý chi ngân sách nhà nước. Quyết toán ngân sách giữ vai trò quan tro ̣ng trong viê ̣c đánh giá tình hình chấp hành ngân sách nhà nước theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Đồ ng thờ i, thông qua quyết toán ngân sách thực hiê ̣n kiểm tra, kiểm soát viê ̣c chi tiêu sau cấp phát. Công tác quyết toán ngân sách nhà nước phải đươ ̣c thực hiê ̣n theo quy đi ̣nh của Luâ ̣t Ngân sách nhà nước.

Thông qua quyết toán NSNN sẽ nâng cao chất lươ ̣ng công tác kế toán cũng như chất lượng của cán bộ KSC thường xuyên NSNN, bảo đảm số liê ̣u trong báo cáo quyết toán trung thực, khách quan, chính xác. Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách nhà nướ c phải theo đúng các nô ̣i dung ghi trong dự toán ngân sách được duyệt và phải chi tiết theo mu ̣c lu ̣c ngân sách nhà nước. Chú trọng công tác đào tạo đô ̣i ngũ cán bộ kế toán cho các đơn vi ̣ thu ̣ hưởng ngân sách, đồng thờ i nâng cao trình độ nghiê ̣p vu ̣ cho cán bô ̣ chuyên quản theo dõi các đơn vi ̣ đó. Hàng năm, cần tổ chức thi kiểm tra trình đô ̣ nghiệp vụ cán bô ̣ kế toán quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN, coi đây là việc cần thiết quan trọng, vì nó có tác đô ̣ng không nhỏ đến chất lượng quyết toán các khoản chi từ ngân sách nhà nước.

Nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, thúc đẩy quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài chính ngân sách nhà nước (NSNN) và hạn chế sai sót, Kho bạc Nhà nước đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện nghiêm túc việc xử lý ngân sách cuối năm, lập và báo cáo quyết toán NSNN hàng năm.

Công tác quyết toán NSNN hiện nay còn mang tính hình thức, số liệu quyết toán tổng NSNN chỉ là sự tổng hợp báo cáo từ cơ sở, vai trò của kiểm toán còn hạn chế. Do vậy cần phải xây dựng quy trình quyết toán NSNN theo hướng:

Một là: Quyết toán NSNN phải tuân thủ nguyên tắc quyết toán từ dưới

lên. Đối với từng cấp phải có một cơ quan chịu trách nhiệm về phê duyệt quyết toán chi tiết theo từng mục chi của mục lục NSNN và quyết toán đến từng chứng từ chi tiêu của đơn vị. Trong công tác quyết toán và kiểm tra quyết toán nhất thiết phải có sự phối hợp thông tin giữa cơ quan quản lý và cơ quan cấp phát. Thực trạng theo số thực chi được chấp nhận theo quy định, không quyết toán theo số chuẩn chi hoặc số cấp phát. Kiên quyết xuất toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu.

Hai là: Phải thống nhất các chỉ tiêu thống kê, bảng biểu quyết toán thống

nhất từ dưới lên, các chỉ tiêu bảng biểu này phải phù hợp với quá trình lập và chấp hành ngân sách theo mục lục ngân sách.

Bên cạnh đó, KBNN các cấp thực hiện đối chiếu chi tiết số liệu về tình hình sử dụng dự toán NSNN năm trước với các đơn vị sử dụng ngân sách; lập và gửi báo cáo chi ngân sách nhà nước cho cơ quan Tài chính đồng cấp. Số liệu chi NSNN hàng năm đến hết ngày 31-1 năm sau là cơ sở để KBNN đối chiếu, xác nhận với các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách và cơ quan thuế, hải quan, tài chính các cấp, đồng thời làm cơ sở xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm. KBNN đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị trực thuộc và cấp dưới thực hiện các nội dung trên. Trong quá trình tổ chức, thực hiện phát sinh vướng mắc, có văn bản phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước bằng dự toán qua kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)