Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ trong công tác quản lý chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước bằng dự toán qua kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 28 - 30)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ trong công tác quản lý chi ngân sách

qua KBNN

Cũng như các tỉnh khác, KBNN Phú Thọ cũng có hoạt động thu - chi ngân sách của tỉnh, để nền kinh tế của tỉnh phát triển theo xu hướng tập trung các khoản thu, kiểm soát các khoản chi thường xuyên cũng như chi đầu tư phát triển, cần phải có cơ quan quản lý ngân sách, Đảng và Nhà nước đã phân cấp quản lý cho cơ quan quản lý kiểm soát quỹ NSNN cấp tỉnh và cấp huyện. KBNN Phú Thọ với chức năng, nhiệm vụ quản lý NSNN trên địa bàn, đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chấp hành tốt các Qui định và các văn bản hướng dẫn của ngành cũng như các cơ quan có liên quan đến quản lý chi ngân sách, từ khâu cấp phát, chấp hành cũng như quyết toán ngân sách. Bên cạnh quản lý kiểm soát các khoản chi từ ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN Phú Thọ vẫn không tránh khỏi kiểm soát một số khoản chi như: vượt định mức được xây trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, một số khoản chi chưa đúng nguồn dự toán giao đầu năm và bổ sung trong năm, dẫn tới đơn vị sử dụng ngân sách quyết toán một số khoản chi bị sai so với quy định. Cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn trong

nhiều trường hợp còn bị động và chậm chạp, nhiều vấn đề cấp bách không được đáp ứng kịp thời hoặc chưa có quan điểm xử lý thích hợp, lúng túng trong công tác điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn, vai trò quản lý quỹ NSNN của KBNN trên địa bàn chưa coi trọng đúng mức, năng lực kiểm soát chi ngân sách của cán bộ chưa đáp ứng với xu thế đổi mới, còn tình trạng trì trệ không linh hoạt.

1.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang trong công tác quản lý chi ngân sách qua KBNN

Tuyên Quang là tỉnh vùng núi phía Bắc, là căn cứ Cách mạng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, có diện tích tự nhiên 5.801km2, dân số khoảng 700.000 người, gồm nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Tày, H’mông, Dao, Nùng, Cao Lan, Hoa, Sán Dìu... Tuyên Quang là tỉnh lỵ, ngoài ra có các huyện: Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương.

KBNN Tuyên Quang có chức năng quản lý quỹ NSNN trên địa bàn tỉnh, cùng với hệ thống Kho bạc Nhà nước trong toàn quốc, 25 năm qua kể từ khi thành lập năm 1990, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Tuyên Quang đã có những bước đi vững chắc và phát triển không ngừng.

Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang, KBNN Tuyên Quang thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990. Từ đó đến nay, KBNN Tuyên Quang luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong đó một nhiệm vụ trọng tâm là quản lý quỹ NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Qua công tác kiểm soát chi, KBNN Tuyên Quang đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, tham gia tích cực vào công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng. Từ năm 1990 đến năm 2006, tổng số chi NSNN qua KBNN Tuyên Quang là 17.680 tỷ đồng. Tính riêng năm 2006, tổng chi NSNN là 2.996 tỷ đồng, tăng 44 lần so với năm 1990, bằng 169% so với năm 2005. Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, KBNN Tuyên Quang đã từ chối

hàng ngàn món tiền với tổng số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Tính riêng năm 2006, KBNN Tuyên Quang đã từ chối thanh toán 493 món với tổng số tiền là 1,850 tỷ đồng. Để đạt được kết quả trên, KBNN Tuyên Quang đã tập trung làm tốt một số công tác sau: Nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý NSNN và các quy định trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Ngay từ khi Luật NSNN có hiệu lực và các chế độ về quản lý chi được ban hành, KBNN Tuyên Quang đã tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ công chức thuộc KBNN.

Tuy nhiên trong bối cảnh thực tế các chế độ chính sách về kiểm soát chi NSNN luôn được sửa đổi bổ sung nhưng vẫn không theo kịp những biến động trong thực tiễn, do đó không chỉ KBNN Tuyên Quang mà cả đơn vị sử dụng ngân sách gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý nguồn kinh phí. Trong quá trình sử dụng kinh phí nhiều tình huống phát sinh nhưng hiện tại chế độ nhà nước chưa có quy định hoặc có quy định nhưng chế độ, định mức chi không phù hợp với tình hình thực tế hoặc quy định tại các văn bản có những điểm khác nhau, làm cho công tác kiểm soát, thanh toán tại KBNN gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước bằng dự toán qua kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)