Bài học kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách đối với KBNN Vĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước bằng dự toán qua kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 35)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách đối với KBNN Vĩnh

Một là, Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, trình tự lập, thảo luận và phê

duyệt dự toán NSNN từ cấp cơ sở đến khi phê chuẩn của cơ quan lập pháp.

Hai là, Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi chi NSNN được thực

hiện trong một quy trình khép kín theo một cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.

Ba là, Mở rộng phương thức quản lý chi ngân sách dựa trên kết quả đầu ra. Bốn là, Tăng cường cải cách các thủ tục hành chính trong quản lý chi NSNN. Năm là, Giao nhiệm vụ quyết toán quỹ NSNN cho KBNN đảm nhận.

Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thanh kiểm tra toàn bộ quá trình chi ngân sách tại đơn vị sử dụng ngân sách cũng như tại kho bạc.

Từ kinh nghiệm quản lý ngân sách của các các địa phương trong cả nước, có thể nói rằng vấn đề chi ngân sách trong cơ chế quản lý ngân sách nhà nước được thực hiện phổ biến là phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra.

Đây là phương thức quản lý ngân sách hiện đại, thể hiện tính hiệu quả và hiệu lực đối với vấn đề ban hành các chính sách, vấn đề thiết lập và thực thi hệ thống luật pháp, cung cấp các dịch vụ công cần thiết cho xã hội từ nguồn NSNN, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi tính dân chủ và trình độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao đã tập trung chi ngân sách về một mối để quản lý, chấp hành thực hiện ngân sách của nhà nước ta.

Từ việc nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của KBNN trong việc quản lý chi thường xuyên NSNN, đặc biệt là sự cần thiết phải tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN, trong chương này đề tài đã khái quát những nguyên tắc cơ bản và những nội dung chủ yếu trong quản lý chi NSNN của KBNN. Đề tài cũng đã làm rõ tính chất, đặc điểm và sự cần thiết phải tăng cường công tác trong quá trình quản lý các khoản chi thường xuyên NSNN và đặc biệt nhấn mạnh vai trò của KBNN trong việc kiểm soát chặt chẽ các khoản cấp phát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN đồng thời đề tài cũng đã đưa ra mối quan hệ giữa KBNN với các đơn vị liên quan trong quá trình xử lý chứng từ và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Bên cạnh đó, vấn đề quản lý NS theo đầu ra hiện nay đang được các nước áp dụng có hiệu quả là một phần quan trọng đề tài đang hướng tới nhằm đáp ứng kịp thời xu hướng phát triển của thời kỳ đổi mới trong quản lý NSNN.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Thực tra ̣ng quản lý chi thường xuyên NSNN bằng dự toán qua kho ba ̣c ở tỉnh Vĩnh Phúc hiê ̣n nay như thế nào?

Những ha ̣n chế tồn ta ̣i trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN bằng dự toán qua KBNN Vĩnh Phúc?

Những giải pháp nào có thể đề xuất để khắc phục những tồn ta ̣i ha ̣n chế trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN bằng dự toán qua KBNN Vĩnh Phúc?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp, nguồn dữ liệu từ các văn bản như Luật ngân sách nhà nước và các văn bản có tính pháp quy hướng dẫn cụ thể hoá công tác quản chi NSNN qua KBNN, đánh giá công tác quản lý chi trên cơ sở thực tế tại nơi công tác và tham khảo các tài liệu, trang webside, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Sử dụng các số liệu tại phòng kế toán nhà nước như: Các báo cáo chi NSNN trong thời kỳ từ năm 2013 đến năm 2016, báo cáo từ chối kiểm soát chi và các số liệu liên quan khác.

Thông tin thứ cấp được thu thập từ thực tế chứng từ chi ngân sách nhà nước của các đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại phòng kế toán nhà nước và công tác quản lý chi của cán bộ kế toán làm nhiệm vụ quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước bằng dự toán, thu thập số liệu chi ngân sách nhà nước đã qua kiểm soát từ các báo cáo chi NSNN, các loại báo cáo tổng hợp, các bài báo khoa học tại các tạp chí quản lý ngân quỹ, các công trình nghiên cứu, dự án trên địa bàn tỉnh cũng như trên phạm vi toàn quốc về quản lý chi NSNN qua KBNN.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mứ c độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá.

Thể hiện thông tin: Thông tin chủ yếu thông qua các sơ đồ, bảng, biểu.

2.2.3. Phương phá p phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng trong đó kỹ thuật biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Chọn một trị thống kê để chỉ ra những đơn vị có vẻ giống nhau thực ra có thể khác nhau thế nào. Chọn một trị thống kê khác cho thấy các đơn vị khác nhau thế nào. Loại trị thống kê này thường được gọi là một thước đo phân tán thống kê.

Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và trình bày trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được ta tiến hành thống kê, phân tích lại toàn bộ các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu tại Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2013- 2016.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế được lượng hóa có cùng nội dung tính chất như nhau.

Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác đi ̣nh mức độ biến đô ̣ng của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liê ̣u kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu.

Luận văn áp dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh kết quả và hiệu quả quản lý chi thường xuyên bằng dự toán qua kho bạc NN giữa các năm từ năm 2013 đến năm 2016.

2.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia thuộc Sở Tài chính, Sở Kế hoa ̣ch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước Vĩnh phúc, các cán bộ quản lý chi thường xyên NSNN tại KBNN Vĩnh Phúc nhằm học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn, đảm bảo tính khách quan và độ chính xác cao cho nguồn dữ liệu nghiên cứu của luận văn.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý các nội dung chi thường xuyên NSNN NSNN

* Chi thanh toán cho cá nhân: Là khoản chi quan trọng nhất trong một đơn vị sử dụng ngân sách, gồm chi tiền lương, phụ cấp lương, học bổng, sinh hoạt phí, và các khoản phụ cấp khác theo quy định.

Chi thanh toán cho cá nhân chiếm tới 65% trong một đơn vị sử dụng ngân sách, là khoản chi luôn giữ vai trò chủ đạo trong quản lý chi từ NSNN.

Phương pháp tính: Chi thanh toán cho cá nhân = a+b+c+d+e

Trong đó: a: Lương b: Phụ cấp lương c: Học bổng d: Sinh hoạt phí e: Các khoản phụ cấp khác

* Chi hàng hoá dịch vụ: Là khoản chi phục vụ mua sắm hàng hóa dịch

vụ phục vụ cho công tác chuyên môn của một đơn vị sử dụng ngân sách, bao gồm chi tiền điện, nước sinh hoạt, cước điện thoại, cước internet, vật tư văn phòng, công cụ dụng cụ.

Đây là khoản chi phục vụ hoạt động bộ máy quản lý nhà nước ở bất kỳ một đơn vị sử dụng ngân sách nào nên nó có ý nghĩa rất quan trọng để duy trì và phát triển của đơn vị sử dụng ngân sách.

Phương pháp tính: Chi hàng hóa dịch vụ = a1+b1+c1+d1+e1+g1

Trong đó: a1: Tiền điện b1: Nước sinh hoạt c1: Cước điện thoại d1: Cước internet e1: Vật tư văn phòng g1: Công cụ dụng cụ

* Chi chuyên môn nghiệp vụ: Là khoản chi mang tính chất hoạt động thường xuyên trong một đơn vị sử dụng ngân sách, bao gồm chi mua hàng hóa, vật tư dùng cho chuyên môn của từng ngành, chi mua in ấn phô tô tài liệu dùng cho chuyên môn từng ngành, đồng phục trang phục của ngành, chi thanh toán hợp đồng thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, chi phí khác.

Chi chuyên môn nghiệp vụ là khoản chi nhằm phục vụ công tác chuyên môn từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau, song ta cũng có thể nhóm các nội dung chi của nhóm mục này theo hai tiêu chí gắn liền với mục đích của các khoản chi đảm bảo hoạt động chung của mỗi đơn vị và chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù.

Phương pháp tính: Chi chuyên môn nghiệp vụ=a2+b2+c2+d2+e2 Trong đó:

b2: chi mua in ấn phô tô tài liệu dùng cho chuyên môn từng ngành, c2: đồng phục trang phục của ngành

d2: chi thanh toán hợp đồng thực hiện nghiệp vụ chuyên môn e2: chi phí khác

* Các khoản chi khác: Là các khoản chi thực hiện chức năng đảm bảo hoạt động của đơn vị sử dụng ngân sách, các khoản chi này nằm trong dự toán được cấp thẩm quyền của cấp có thẩm quyền giao phê duyệt nhưng không chi tiết qua các nhóm mục chi như chi trơ ̣ giá theo chính sách của nhà nước, chi trả lãi tiền vay do chính phủ vay, chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hô ̣i, chi lập quỹ khen thưởng …

Đây là khoản chi giúp cho đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện tốt bộ máy quản lý nhà nước nên nó cũng mang ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của đơn vị sử dụng ngân sách.

Phương pháp tính: Các khoản chi khác = a3+b3+c3+d3

Trong đó:

a3: chi trợ giá theo chính sách của nhà nước b3: chi trả lãi tiền vay do chính phủ vay c3: chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hô ̣i

d3: chi lập quỹ khen thưởng

2.3.2. Kết quả quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN

* Quản lý dự toán chi thường xuyên: Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi

Ngân sách nhà nước luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành đồng thời luôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong hoạt động của hệ thống KBNN nói chung và KBNN Vĩnh Phúc nói riêng, hoạt động kiểm soát chi đã góp phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả, và là biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

* Quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên

Hàng năm, căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách được chi tiết theo nguồn, theo nhóm mục chi. KBNN căn cứ dự toán được phê duyệt và quản lý chi NSNN trên cơ sở được chi tiết qua các mục chi đối với các đơn vị sử dụng ngân sách.

Đối với đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chế độ chi tiêu hiện hành, đơn vị lập dự toán thu, chi ngân sách (bao gồm cả dự toán thu, chi phí theo pháp luật về phí, lệ phí nếu có), gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

* Quyết toán chi thường xuyên

Đến ngày 31 tháng 12 hàng năm, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn đến đối chiếu với kho bạc nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch về các khoản chi ngân sách trong một năm để thực hiện quyết toán với cơ quan tài chính cùng cấp về các nhóm mục chi được giao trong dự toán đầu năm và bổ sung trong năm.

Công tác Thanh tra kiểm tra

Bên cạnh hoạt động quản lý chi NSNN, không thể thiếu công tác thanh tra kiểm tra. Hàng năm KBNN Vĩnh Phúc căn cứ vào định hướng của KBNN xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra các đơn vị sử dụng ngân sách, nội dung thực hiện kiểm tra chuyên đề và kiểm tra toàn diện, thanh tra các khoản chi được kiểm soát qua kho bạc, qua thanh tra kiểm tra đã ngăn chặn kịp thời các dấu hiệu vi phạm trong quản lý chi ngân sách, hàng năm KBNN Vĩnh Phúc thu nộp trả ngân sách hàng trăm triệu đồng do chi không đủ về các yếu tố trên chứng từ, chi sai dự toán, chi vượt định mức quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG DỰ TOÁN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH PHÚC

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vĩnh Phúc là mô ̣t tỉnh nằm ở ngay cửa ngõ thủ đô Hà Nô ̣i, cách Thủ đô Hà Nội 50 Km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km. Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai; tuyến đườ ng thuỷ sông Hồ ng, sông Lô; Vì vâ ̣y, Vĩnh Phúc là tỉnh có vi ̣ trí chiến lươ ̣c quan tro ̣ng về kinh tế và quân sự. Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du vớ i vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồ ng. Bởi vâ ̣y, đi ̣a hình thấp dần từ Tây Bắ c xuố ng Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồ ng bằng, trung du và vù ng núi. Sự phân biê ̣t 3 vùng sinh thái rõ rê ̣t là điều kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cho tỉnh bố trí các loa ̣i hình sản xuất đa da ̣ng.

Địa hình tỉnh Vĩnh Phúc được chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, hồ đầm và đồi núi, với dãy Tam Đảo trải dài và bốn con sông chảy qua địa phận của tỉnh, có Đầm Vạc nổi tiếng bao quanh thành phố Vĩnh yên - Trung tâm tỉnh lỵ; hồ Đại Lải thuộc Thị xã Phúc Yên, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Bắc, đây là những điều kiện hứa hẹn nhiều tiềm năng du lịch cho tỉnh.

Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là 1.371,47 km2, gồm 9 đơn vị hành chính là: thành phố Vĩnh Yên, thi ̣ xã Phúc Yên và 7 huyện: Lâ ̣p Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Sau khi Chính phủ điều chỉnh địa giới tỉnh theo Nghị quyết của Quốc hội, diện tích tự nhiên của Vĩnh Phúc đến nay là 123.650 km2, gồm 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thi ̣ xã và 7 huyện) là: thành phố Vĩnh Yên, thi ̣ xã Phúc Yên và các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc; tổng cô ̣ng có 112 xã, 25 phường, thi ̣ trấn.

Dân số củ a tỉnh Vĩnh Phúc tính đến năm 2016 là 1.116.3261 người, gồm 15 dân tộc anh em khác nhau. Trong đó dân tô ̣c kinh chiếm đa số , dân tô ̣c ít

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước bằng dự toán qua kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)