5. Kết cấu của đề tài
1.2.3. Bài học của TP HCM và Hải Phòng về kiểm soát chi NSNN theo
kho bạc điện tử
Cùng với sự ra đời của hệ thống KBNN, Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động, thời gian đầu KBNN TP HCM gặp rất nhiều khó khăn, do bộ máy tổ chức vừa thiếu lại vừa yếu; cơ sở vật chất hầu hết của các đơn vị KBNN quận, huyện phải làm việc nhờ trụ sở chung với ngân hàng; điều kiện và phương tiện làm việc thiếu thốn. Song được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự phối hợp tích cực của các cơ quan tài chính, ngân hàng, các ban ngành có liên quan cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của KBNN trung ương, KBNN TP HCM nhanh chóng
ổn định tổ chức, từng bước củng cố, hoàn thiện bộ máy, vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Những năm qua, Kho bạc Nhà nước TP HCM đã thể hiện tốt vai trò là một công cụ quản lý tài chính của Nhà nước, góp phần đắc lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố cũng như công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy Kho bạc Nhà nước TP HCM được chọn là một trong các đơn vị thực hiện kiểm soát chi NSNN theo mô hình kho bạc điện tử.
KBNN Hải Phòng là một trong những đơn vị được lựa chọn triển khai thí điểm nhiều chương trình, dự án quan trọng của KBNN như: Phát hành tín phiếu KBNN; KT PC 97, tín dụng nhà nước; KTNB-LAN; KTKB-LAN; KTKB-ORA... Với bề dày là đơn vị đã có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các đề án, dự án, chương trình mới của hệ thống KBNN, KBNN Hải Phòng tiếp tục được chọn là một trong các đơn vị triển khai kiểm soát chi NSNN theo mô hình kho bạc điện tử.
Kiểm soát chi NSNN theo mô hình kho bạc điện tử, đó là sử dụng chương trình Tabmis hiện nay thay cho mô hình Kế toán Kho bạc (KTKB) trước đây, để ý thức được tầm quan trọng của TABMIS, KBNN Hải Phòng và Kho bạc Nhà nước TP HCM đã tích cực chuẩn bị tốt mọi điều kiện cần thiết, sẵn sàng cùng KBNN phối hợp với nhà thầu IBM và các nhà thầu phụ FPT, Oracle quyết tâm triển khai thí điểm thành công tại hai đơn vị này.
Ngay từ những ngày đầu triển khai chương trình Tabmis, KBNN Hải Phòng và Kho bạc Nhà nước TP HCM đã đặc biệt quan tâm đến công tác chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ công chức kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Giới thiệu về dự án TABMIS (Roadshow 1,2), cơ chế chính sách áp dụng cho TABMIS đến các đơn vị có quan hệ với ngân sách và các bên liên quan trên địa bàn TP. Hải Phòng và TP HCM ; qua đó xác định mức độ tác động của dự án đến hoạt động nghiệp vụ của từng đơn vị cụ thể trong hệ thống tài chính tại
địa phương, đồng thời chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ công chức khi tham gia vào triển khai thí điểm dự án.
Bên cạnh hoạt động tuyên truyền, KBNN Hải Phòng và Kho bạc Nhà nước TP HCM còn tích cực chuẩn bị các điều kiện cho triển khai thí điểm dự án như: Thực hiện chuẩn hoá số liệu; rà soát đối chiếu; hiệu chỉnh về mục lục ngân sách, mã quan hệ ngân sách, mã dự án trên chương trình KTKB2008; đôn đốc các đơn vị thụ hưởng ngân sách đối chiếu số liệu quý; lựa chọn, phân công, điều động cán bộ có kinh nghiệm nghiệp vụ, có năng lực phù hợp phục vụ triển khai thí điểm…
Sau một thời gian triển khai thí điểm TABMIS, KBNN Hải Phòng và KBNN TP HCM đã chuyển đổi thành công số liệu. Là những đơn vị đầu tiên trong hệ thống KBNN triển khai TABMIS, quá trình thực hiện gặp không ít những khó khăn vướng mắc. Một trong những khó khăn gặp phải đầu tiên là: Việc chuyển đổi số liệu từ chương trình KTKB2008 sang hệ thống TABMIS theo phương án cũ gặp nhiều khó khăn trong việc in ấn và đối chiếu số liệu, mất nhiều thời gian trong việc kiểm tra và xác nhận số liệu. Ban triển khai TABMIS đã nhanh chóng đưa ra phương án chuyển đổi số liệu phù hợp hơn với điều kiện hoạt động thực tế của hệ thống Kho bạc. Qua từng bước khắc phục, KBNN Hải Phòng, KBNN TP HCM đã góp phần cùng với Ban triển khai TABMIS hoàn thiện dần phương án tối ưu để công tác chuyển đổi số liệu khi triển khai cho các đơn vị tiếp theo được thuận lợi.
Quá trình triển khai thí điểm tại KBNN Hải Phòng và KBNN TP HCM đã chỉ rõ những hạn chế trong Hệ thống chế độ kế toán theo những yêu cầu đặt ra về hoàn thiện chế độ kế toán để Bộ Tài chính, KBNN sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ kế toán áp dụng cho hệ thống TABMIS như: quy trình lập và luân chuyển chứng từ, đặc biệt là các lệnh chi tiền của cơ quan tài chính; quy trình về mở và sử dụng tài khoản của các đơn vị có quan hệ với ngân sách…
Tuy khó khăn nối tiếp khó khăn nhưng KBNN Hải Phòng và KBNN TP HCM luôn tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, KBNN Trung ương và UBND TP. Hải Phòng và KBNN TP HCM; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc KBNN và Ban triển khai TABMIS Trung ương.
Đồng thời, KBNN Hải Phòng và Kho bạc nhà nước TP HCM cũng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc triển khai dự án lớn như TABMIS, đó là:
Thứ nhất, về công tác chỉ đạo, điều hành: Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của
lãnh đạo Bộ Tài chính, KBNN Trung ương, UBND Thành phố, công tác triển khai thí điểm đã có nhiều thuận lợi. Ban chỉ đạo, Tổ triển khai thí điểm hệ thống TABMIS tại Hải Phòng và TP HCM đã điều hành, phối hợp các hoạt động của dự án tại địa phương tương đối nhịp nhàng. Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan Tài chính và KBNN các cấp trên địa bàn Hải Phòng đã tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin, xử lý nghiệp vụ, tuân thủ đúng theo các quy trình đã ban hành. Ban chỉ đạo TABMIS tại Hải Phòng và KBNN TP HCM đã chỉ đạo thống nhất, thường xuyên, trực tiếp bám sát quá trình thực hiện dự án, nắm bắt chặt chẽ diễn biến của quá trình thực hiện triển khai thí điểm. Sự quan tâm, động viên của ban lãnh đạo KBNN Hải Phòng và KBNN TP HCM đã khích lệ tinh thần đối với cán bộ, công chức tham gia dự án, giáo dục, uốn nắn những biểu hiện không tốt trong quá trình thực hiện thí điểm, đây là một nhân tố quan trọng, đầu tiên, có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và sự thành công của đợt triển khai thí điểm.
Thứ hai, về công tác bố trí nhân sự cho dự án: Việc bố trí cán bộ phải
tuân theo nguyên tắc có sự kế thừa của kinh nghiệm, kiến thức của những người đã nhiều năm công tác có kinh nghiệm thực tế với đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có khả năng nắm bắt, cập nhật và sử dụng hệ thống mới đã tạo lên sức mạnh trong quá trình thực hiện triển khai thí điểm dự án. Với những kinh
nghiệm của mình, đội ngũ cán bộ, công chức KBNN Hải Phòng và KBNN TP HCM đã cùng Ban triển khai TABMIS thực hiện rà soát, hiệu chỉnh kịp thời các thiếu sót trong chế độ áp dụng cho TABMIS. Đồng thời, khả năng tiếp thu nhanh của cán bộ trẻ góp phần thực hiện kiểm tra tính hoàn thiện của hệ thống TABMIS.
Thứ ba, về công tác chuẩn bị và phối hợp thực hiện triển khai thí điểm:
Đối với dự án TABMIS, KBNN Hải Phòng và KBNN TP HCM đã đặc biệt quan tâm đến công tác chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ công chức. Tinh thần đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm sẵn sàng đón nhận và triển khai thí điểm có ý nghĩa rất lớn quyết định sự thành công của dự án. Công tác chuẩn bị về điều kiện hạ tầng công nghệ phục vụ dự án như hệ thống máy tính, đường truyền cũng được thường xuyên kiểm tra mức độ sẵn sàng để đáp ứng các yêu cầu của dự án. Công tác rà soát đối chiếu, điều chỉnh các bút toán hạch toán chưa phù hợp với yêu cầu của TABMIS cũng là một khâu quan trọng cần phải thực hiện trước khi triển khai dự án.
Chương trình Tabmis được sử dụng nhằm tiến tới năm 2020 hệ thống kho bạc trở thành mô hình kho bạc điện tử, từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán và hệ thống tiêu chuẩn định mức chi thường xuyên được đưa vào TABMIS làm căn cứ kiểm soát chi. Khi đó đơn vị sử dụng ngân sách mang hồ sơ, tài liệu chi thường xuyên đến KBNN, công chức kiểm soát chi sẽ nhập dữ liệu trong hồ sơ, tài liệu của đơn vị vào TABMIS để thực hiện kiểm soát chi thường xuyên. Tiếp tục trong thời gian tới, khi KBNN triển khai 3 dịch vụ công trên Cổng thông tin điện tử KBNN trong đó có dịch vụ giao nhận hồ sơ kiểm soát chi, KBNN cần phát triển thêm một chức năng trên Cổng thông tin điện tử sau khi nhận hồ sơ, tài liệu điện tử của đơn vị sử dụng ngân sách gửi đến, sẽ truyền các dữ liệu trong hồ sơ, tài liệu của đơn vị sang TABMIS để thực hiện kiểm soát chi, công chức kiểm soát chi không phải nhập dữ liệu trong hồ sơ, tài liệu của đơn vị vào tabmis nữa. Như vậy, toàn bộ quy trình chi thường xuyên sẽ
được tin học hóa, đáp ứng đầy đủ yêu cầu kiểm soát chi thường xuyên theo mô hình kho bạc điện tử. Điều hành một cách linh hoạt, nhanh chóng và kiểm soát chi NSNN qua KBNN được nhiều thuận lợi, hoàn thành nhiệm vụ thực hiện Chiến lược phát triển hệ thống KBNN.
Khi thực hiện giao dịch điện tử, đơn vị có thể gửi hồ sơ, chứng từ điện tử qua dịch vụ công của KBNN 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, tết. Lợi ích của giao dịch điện tử là có hệ thống cảnh báo kiểm soát chi quá thời hạn. Đã cải tiến theo hướng bỏ toàn bộ việc kiểm soát chi theo dự toán chi quý, thay vào đó là thực hiện kiểm soát chi theo dự toán ngân sách năm, trên cơ sở đảm bảo các điều kiện chi NSNN.
Đồng thời, giúp cho lãnh đạo các cấp ngành Tài chính, Kho bạc cũng như ủy ban nhân dân có thể kiểm tra được tình hình tài chính của địa bàn, từ đó làm tăng tính trách nhiệm đối với cán bộ trong quá trình thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị ử dụng ngân sách trên địa bàn.