5. Kết cấu của đề tài
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN bằng
toán qua KBNN
1.1.4.1. Các nhân tố khách quan
- Hệ thống pháp luật, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN. Vì vậy nó phải đảm bảo tính chính xác, tính thống nhất và đầy đủ.
- Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng ngân sách: Cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật ngân sách, làm cho họ thấy rõ được trách nhiệm của KBNN cũng như các cấp có liên quan đến quản lý quỹ NSNN.
- Khoa học công nghệ trong ngành kho bạc. Để quản lý ngân sách nhà nước có hiệu quả trên môi trường điện tử, hạch toán, theo dõi, truy vấn số liệu lấy báo cáo. Vì vậy đòi hỏi phần mềm TABMIS hiện nay luôn được nâng cấp thường xuyên tạo thuận lợi trong việc hạch toán các khoản chi ngân sách đúng với các nguồn dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt.
1.1.4.2. Các nhân tố chủ quan
- Thực hiện, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN, việc quản lý các
khoản chi NSNN bằng dự toán qua KBNN đòi hỏi phải có một vị thế, vai trò lớn hơn. Vì vậy, việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của KBNN một cách rõ ràng, cụ thể sẽ tăng cường được vị trí, vai trò của cán bộ làm công tác quản lý
chi NSNN; đồng thời cũng nâng cao được hiệu quả công tác quản lý chi qua KBNN.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: cần có một chương trình công nghệ thông tin hiện đại hóa để phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn, cũng như hạch toán các khoản chi NSNN.
- Chất lượng cán bộ công chức: Đây là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý thanh toán các khoản chi NSNN, vậy cần đảm bảo trách nhiệm đối với công việc để có thể đảm đương nhiệm vụ, không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu trong quá trình kiểm soát, thanh toán cho đơn vị sử dụng.