5. Kết cấu của đề tài
3.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội
Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1997, được tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú, từ năm 2007 đến nay phát huy đươ ̣c lơ ̣i thế về vi ̣ trí đi ̣a lý, cũng như thực
hiện chính sách phát triển kinh tế đồng bô ̣ trong đó có phân phối chi NSNN, phù hơ ̣p, nhất là thu hút đầu tư... Vĩnh Phúc đã đa ̣t tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước và các tỉnh thuô ̣c vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bô ̣. Kinh tế phát triển tương đối toàn diê ̣n; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ tro ̣ng công nghiê ̣p - di ̣ch vu ̣, giảm dần tỷ tro ̣ng nông lâm nghiê ̣p - thuỷ sản. Thu hút đầu tư trên đi ̣a bàn đa ̣t cao, luỹ kế đến hết năm 2016 tổng số dự̣ án đầu tư trên địa bàn tỉnh là 472 dự án. Trong đó có 123 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với số vốn đăng ký 2.862 triệu USD và 356 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI), vốn đăng ký 21.387 tỷ đồng. Thời gian qua, kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển khá toàn diện, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp giải quyết khá tốt đời sống kinh tế xã hội; tăng dần thu nhập bình quân đầu người; tỷ lệ huy động ngân sách cũng được tăng lên một cách đáng kể.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP- tính theo giá so sánh gốc năm 2013) từ năm 2013 đến năm 2016 hàng năm đều tăng từ 2.73 đến 21.37%. Tổng thu NSNN ổn định và tăng trưởng hàng năm khá cao đứng trong số những tỉnh tự cân đối được nguồn thu, nhiệm vụ chi và có đóng góp điều tiết một phần về ngân sách Trung ương. Cơ cấu giá trị sản xuất có sự chuyển dịch tích cực. Năm 2016, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản 7,99%, công nghiệp và xây dựng 83,6%, dịch vụ 10,78%, năm 2014 tỷ trọng tương ứng là 6,95%, 83,73% và 12,52%.
Năm 2016, Vĩnh Phúc vẫn duy trì đưa ra các chính sách tháo gỡ khó khăn tích cực cho doanh nghiệp, vì vậy kinh tế Vĩnh Phúc vẫn luôn đạt được những kết quả khá ấn tượng. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng đạt 7,94%, đứng thứ 3 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sau Hà Nội(10,2%) và Bắc
Ninh(8,25%); Thu ngân sách nhà nước đạt 19.289 tỷ đồng tăng 48% so với năm 2015, thu nội địa đạt 15.712 tỷ đồng tăng 60% so với năm 2015, với kết quả thu nội địa này Vĩnh Phúc tiếp tục khẳng định vị trí thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và đứng thứ 5 cả nước.
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào các mục tiêu đảm bảo ổn định và an sinh xã hội. Đặc biệt từ khi thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 27/12/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân để hướng tới năm 2020 nông nghiệp của tỉnh có bước chuyển dịch tích cực trong cơ cấu nội bộ ngành. Theo số liệu sơ bộ, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2016 đạt 8.849 tỷ đồng, tăng 5,39% so với năm 2015. Bộ mặt nông thôn đổi mới rõ rệt, đời sống nông dân ngày càng được nâng lên.
Sản xuất công nghiệp, xây dựng có bước tăng trưởng khá. Tổng giá trị tăng thêm năm 2016 theo giá so sánh năm 2015 đạt 31.792 tỷ đồng, tăng 12,24% so với năm 2015, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến thực phẩm, dệt may, sản xuất xe có động cơ và sản xuất sản phẩm điện tử; lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng dân dụng.
Du lịch và dịch vụ được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Trong thời gian qua, nguồn vốn đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực này được tỉnh quan tâm đầu tư và có chiều hướng phát triển tương đối toàn diện. Tổng giá trị tăng thêm của lĩnh vực này năm 2016 theo giá so sánh năm 2015 đạt 9.968 tỷ đồng, tăng 5,72% so với năm 2015. Các hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông, ngân hàng, y tế... phát triển nhanh. Các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch được khai thác tích cực. Trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực này với số vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng, như đầu tư vào khu du lịch Tam Đảo, Trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên, dự án cáp
treo Tây thiên (Tam Đảo), Khu du lich sinh thái Sông Hổng Thủ đô (thành phố Vĩnh Yên), Khu du lịch sinh thái hồ Đại Lải (thị xã phúc Yên), các dự án sân Golf (Sân golf Heron Lake Đầm Vạc; Sân golf Ngôi sao Đại Lải; Sân golf Tam Đảo)... Lượng khách du lịch đến với Vĩnh Phúc để thăm quan, nghỉ mát, tham gia các lễ hội trong những năm gần đây đều tăng trên 20%/ năm.
Giáo dục đào tạo của tỉnh đã có bước chuyển biến nhanh cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Hệ thống trường lớp, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy được tăng cường đầu tư. Tính đến hết năm 2016 số phòng học kiên cố bậc mầm non đạt 58%; tiểu học đạt 90%; Trung học cơ sở đạt 95%; Trung học phổ thông đạt 99%; Giáo dục thường xuyên đạt 96%; 100% trường học được kết nối mạng Internet.
Chất lượng giáo dục đại trà ổn định, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông cao; chất lượng giáo dục mũi nhọn được khẳng định và ngày một phát triển. Ở bậc tiểu học, học sinh của tỉnh Vĩnh Phúc đạt giải và xếp thứ hạng cao trong các cuộc thi cấp quốc gia như Olympic Toán, Olympic Tiếng Anh trên mạng, Trạng nguyên nhỏ tuổi...; ở bậc trung học, số lượng học sinh giỏi cấp quốc gia và quốc tế liên tục được phát huy. Công tác xã hội hoá giáo dục được cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân hưởng ứng tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nguồn nhân lực địa phương.
Lao động, việc làm và các chính sách xã hội được quan tâm đặc biệt, các chương trình, dự án cho mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội được tập trung đầu tư lồng ghép với các chương trình dự án khác.
Khi mới thành lập tỉnh, Vĩnh Phúc là một tỉnh thuần nông, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, công nghiệp nhỏ, thu nhập bình quân đầu người bằng 48% so với mức bình quân chung của cả nước. Sau 15 năm tái lập, Vĩnh Phúc trở thành một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tự cân đối được NSNN và có đóng góp với ngân sách trung ương, là một trong 5 tỉnh có số thu
Ngân sách nội địa lớn nhất cả nước và là một trong 7 tỉnh, thành phố có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất, tăng trưởng kinh tế luôn đạt và giữ tốc độ trên 18%/năm. Do có nguồn thu ổn định tự cân đối được ngân sách, công tác đảm bảo dự toán chi NSNN nói chung trong đó chi thường xuyên nói riêng đều đạt và vượt kế hoạch được giao, mặc dù kinh tế xã hội gặp rất nhiều khó khăn như suy thoái kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu chi tiêu của xã hội. Những thành tựu đạt được nêu trên ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của tỉnh Vĩnh Phúc trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.