5. Kết cấu của đề tài
3.4.2. Những khó khăn, hạn chế
Một là: Hệ thống các văn bản hướng dẫn về cấp phát, thanh toán còn chưa
đồng bộ, rõ ràng.
Hai là: Trình độ cán bộ chuyên quản trong công tác quản lý chi NSNN chưa đồng đều, hiểu chế độ chưa được nhất quán dẫn tới còn lúng túng trong giải quyết công việc.
Ba là: Quản lý chi thường xuyên NSNN bằng dự toán chưa gắn với hiệu
quả chi tiêu NSNN, chưa tạo sự chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách. Quản lý chi vẫn dựa trên phương thức, dự toán được phân bổ, tiêu chuẩn,
định mức, chưa chú trọng đến kết quả đầu ra, dẫn tới khâu quản lý còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những vấn đề chưa phù hợp, qua thực tế công tác kiểm soát chi còn bộc lộ những hạn chế, bất cập như sau:
(1) Do đặc thù KBNN thực hiện giao dịch với các đơn vị sử dụng ngân sách (gọi chung là khách hàng), mang tính chất phục vụ vì thế KBNN Vĩnh Phúc không chủ động được về mặt thời gian phân bố công việc trong năm. Áp lực chủ yếu dồn về cuối năm, đặc biệt là thời gian cuối tháng 12. Khách hàng thường mang hồ sơ mua sắm, sửa chữa lớn đến thanh toán vào dịp này gây áp lực rất lớn về thời gian và sức lực của cán bộ KBNN Vĩnh Phúc. Khối lượng công việc lớn trong khoảng thời gian có hạn nên mặc dù cán bộ kiểm soát chi KBNN Vĩnh Phúc đã phải tăng cường làm đêm, làm thêm giờ nhưng vẫn không tránh khỏi xảy ra những sai sót, như sai về MLNS, thiếu các yếu tố trên chứng từ, thông tin thanh toán của nhà cung cấp chưa chính xác và cả những sai sót về hồ sơ kiểm soát chi.
Về năng lực, trình độ của một số cán bộ làm công tác kiểm soát chi KBNN Vĩnh Phúc chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Trong những năm gần đây, khối lượng công việc do cán bộ làm công tác kiểm soát chi đảm nhiệm ngày càng lớn và phức tạp, đặc biệt là kể từ khi triển khai dự án TABMIS, tuy nhiên sự gia tăng về cả số lượng và chất lượng cán bộ công chức chưa tương xứng với sự gia tăng khối lượng công việc, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
(2) Hệ thống tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu chưa sát với thực tế gây khó khăn cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và làm cho việc kiểm soát chi của KBNN thêm khó khăn, các hồ sơ thanh toán những khoản chi chưa có tiêu chuẩn định mức hay những khoản chi tiêu chuẩn định mức lạc hậu so với thực tế đã gây không ít lúng túng cho cán bộ KSC KBNN Vĩnh Phúc, như các khoản chi về công tác phí, chi hội nghị hay mua sắm tài sản, định mức xăng xe, định mức mua sắm trang thiết bị văn phòng… Kiểm soát chi những khoản thanh
toán này mất rất nhiều thời gian cho cán bộ KSC do phải xin ý kiến lãnh đạo phòng, lãnh đạo cơ quan, thậm chí có trường hợp phải trình công văn xin ý kiến chỉ đạo của KBNN cấp trên, nên tính chủ động đối với công việc được giao bị ảnh hưởng rõ rệt.
Đối đơn vị sự nghiệp có thu kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp được để lại sử dụng tại đơn vị, được phản ánh vào ngân sách nhà nước theo hình thức ghi thu, ghi chi. Trách nhiệm kiểm soát chi theo hình thức này thuộc về cơ quan Tài chính, do vậy KBNN chưa thể kiểm soát tất cả các khoản thu và chi của đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong những năm gần đây tình hình thanh toán trực tiếp qua KBNN cho các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ từ đối tượng hưởng NSNN đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Đơn vị vẫn còn lạm dụng hình thức tạm ứng, thường tạm ứng nhiều hơn so với nhu cầu thực tế để chi tiêu và chưa quan tâm đúng mức tới việc thanh toán tạm ứng theo qui định, còn để số dư kéo dài và vẫn sử dụng kinh phí tạm ứng đó để chi trả cho những hoạt động không được thanh toán bằng tiền mặt.
(3) Một số khoản chi chỉ dừng lại ở kiểm tra trên bảng kê chứng từ thanh toán mà không bao hàm được đầy đủ nội dung cần kiểm soát. Nếu chỉ dừng lại ở việc kiểm tra chứng từ thì sẽ không đem lại kết quả trong kiểm soát chi.Việc kiểm soát chi của KBNN được thực hiện sau khi thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN đã ký lệnh chuẩn chi. Điều này cũng có nghĩa là việc quyết định một khoản chi đã hoàn tất và chuẩn bị sang kế toán viên KBNN thực hiện khâu cuối cùng của khoản chi là chi trả. Về phía KBNN, trước khi chi trả phải thực hiện kiểm soát lại các điều kiện. Nếu đủ điều kiện mới tiến hành thanh toán. Trong trường hợp lệnh chuẩn chi không được chấp nhận thì ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về những hợp đồng đã ký kết giữa đơn vị sử dụng NSNN và người cung cấp hàng hoá dịch vụ. Để hạn chế một cách có hiệu quả các khoản
chi tiêu sai chính sách, chế độ, định mức, phải ngăn chặn ngay từ trước khi chi hơn là ngăn chặn vào giai đoạn cuối cùng, giai đoạn thanh toán các khoản chi. (4) Thực hiện quy trình một cửa trong KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Vĩnh Phúc đang gặp một số khó khăn về thời gian thực hiện công việc. Ví dụ như thời hạn giải quyết công việc đối với tạm ứng tiền mặt là không quá 60 phút. Để thực hiện được yêu cầu này đối với qui trình nhận hồ sơ, kiểm soát chi, trình kế toán trưởng và lãnh đạo duyệt, sau đó chuyển sang quỹ chi tiền mặt, là khó có thể thực hiện được. Hay như thời hạn qui định về giải quyết những hồ sơ có tính phức tạp lại quy định nhận hồ sơ hôm nay, thanh toán vào hôm sau. Trong thực tế chi thường xuyên rất đa dạng, nhiều khoản chi có tính chất phức tạp nên không thể gò bó thời gian giới hạn quá ngắn như quy định.
Quy định chưa rõ ràng về hồ sơ lưu trữ cũng khiến cán bộ KBNN Vĩnh Phúc có đôi chút rắc rối khi kiểm soát các khoản chi mới, những khoản chi ít phát sinh, còn phải đôn đốc, nhắc nhở đơn vị bổ sung hồ sơ thủ tục nhiều lần.
(5) Theo quy định của Luật NSNN hiện hành, thì vẫn thực hiện cơ chế kiểm soát chi NSNN theo yếu tố đầu vào, chưa thực hiện kiểm soát chi theo kết quả đầu ra (trên thực tế đã có một số nội dung ngân sách đã được lập, bố trí ngân sách theo chương trình, nhiệm vụ, dự án như chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khoa học công nghệ, đề án đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng tiền NSNN,…). Vì vậy, đã hạn chế đến hiệu quả quản lý sử dụng NSNN; chưa thực sự gắn trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị sử dụng NSNN với kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; hạn chế trách nhiệm giải trình, minh bạch ngân sách và sự giám sát của cơ quan quản lý.
(6) Qua thực tế cho thấy, khi đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi chứng từ thanh toán đến KBNN đề nghị thanh toán, chứng từ còn sai mẫu biểu, ghi chép chưa đầy đủ các yếu tố trên chứng từ như: ngày tháng năm, nội dung khoản chi chưa phù hợp mới mục lục NSNN, nội dung ghi chép trên chứng từ
kế toán của đơn vị sử dụng ngân sách không thống nhất, mỗi đơn vị ghi một kiểu, hiểu sao thì ghi vậy dẫn đến nhiều nội dung ghi chép chưa phản ánh đúng nội dung thanh toán. Bên cạnh đó hệ thống mục lục NSNN bao gồm nhiều mục và tiểu mục, mỗi tiểu mục chi có thể chứa một hoặc nhiều quy định, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi riêng cũng gây khó khăn cho cán bộ làm công tác kiểm soát chi trong việc phải nhớ và nắm bắt các văn bản chính sách, chế độ chi tiêu.