5. Kết cấu của đề tài
3.3.1. Các nhân tố khách quan
Một là: Trình độ phát triển kinh tế, xã hội.
Trình độ phát triển kinh tế, xã hội có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách nhà nước. Qui mô nguồn thu sẽ quyết định đến nguồn chi NSNN. Mà có nguồn chi thì sẽ tính tới cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Như chúng ta đã biết nguồn thu chủ yếu của NSNN là thu từ thuế và khai thác
nguồn khai thác tài nguyên quốc gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ… trình độ phát triển kinh tế, xã hội càng cao thì các nguồn thu cho NSNN càng lớn, đồng thời cũng khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai thuận lợi cho việc khai thác nguồn thu. Mặt khác cơ sở hạ tầng kinh tế , kỹ thuật đồng bộ sẽ thu hút được các nhà đầu tư vào đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế, tăng doanh thu cho ngân sách. Vì thế tùy vào từng đặc điểm cụ thể về trình độ phát triển kinh tế-xã hội từng thời kỳ là một trong những yếu tố quyết định để có cơ sở từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
Hai là: Sự ổn định chính trị của đất nước.
Đây là yếu tố quan trọng và cơ bản cho sự phát triển của đất nước. Muốn đất nước phát triển thì phải có sự ổn định về chính trị, an ninh quốc gia thì kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội mới đạt được các thành tựu, từ đó thu hút được các nhà đầu trong và ngoài nước đưa vốn và kỹ thuật, công nghệ vào nước ta để kinh doanh và làm ăn lâu dài. Như thế chúng ta mới phát triển được kinh tế, từ đó mới tăng nguồn thu cho NSNN, đó là yếu tố quyết định đến chi thường xuyên NSNN.
Ba là: Hệ thống pháp luật và chế độ, chính sách về chi thường xuyên NSNN.
Khi Luật ngân sách nhà nước được ban hành, thì cơ chế quản lý chi ngân sách qua KBNN mới được hình thành và đi vào cuộc sống. Sau khi Luật Ngân sách nhà nước ra đời thì một loạt chế độ chính sách về quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN được ban hành theo, đó là Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính và các Bộ, ngành chức năng, các văn bản của KBNN. Đây là hệ thống chế độ, chính sách làm cơ sở cho KBNN thực hiện cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN. KBNN không thể thực hiện cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN được nếu như không có hệ thống luật pháp và chế độ, chính sách về quản lý chi thường xuyên NSNN.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật và chế độ, chính sách về chi thường xuyên NSNN của chúng ta hiện nay ban hành khá đầy đủ, đồng bộ và tương đối sát với thực tiễn cuộc sống. Nhưng do chi thường xuyên NSNN đa dạng, phức tạp, đồng thời chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan khác nhau, nên nhiều khi ban hành còn thiếu cơ sở thực tế để thực hiện.
Do vậy hoàn thiện hệ thống luật pháp và chế độ, chính sách về quản lý chi thường xuyên NSNN luôn là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
Bốn là: Năng lực quản lý điều hành của các cấp chính quyền và các cấp
quản lý NSNN
Theo Luật NSNN hiện nay, Quốc hội quyết định dự toán ngân sách trung ương và trợ cấp cho ngân sách địa phương. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định dự toán ngân sách cấp mình trợ cấp cho ngân sách cấp dưới. Tương tự như vậy đối với ngân sách quận, huyện, thị xã… Bộ Tài chính căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội ra quyết định giao dự toán chi NSNN cho các Bộ, ban, ngành ở trung ương và trợ cấp ngân sách cho các địa phương. Tại tỉnh, thành phố, UBND tỉnh, thành phố căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh ra quyết định giao dự toán chi thường xuyên ngân sách cho các Sở, ban, ngành và trợ cấp cho ngân sách quận, huyện, thành phố, tương tự như vậy với ngân sách quận, huyện, thành phố… Nhận được quyết định giao dự toán các đơn vị dự toán cấp I phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng NSNN. Như vậy các đơn vị sử dụng NSNN có quyết định giao dự toán của cơ quan chủ quản thì mới đến KBNN làm thủ tục kiểm soát chi và rút kinh phí. Do đó năng lực quản lý điều hành của các cấp chính quyền và các cấp quản lý NSNN sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
Có rất nhiều nhân tố khách quan ảnh hưởng đến cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN như:
- Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước: Cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật ngân sách, làm cho đơn vị sử dụng ngân sách thấy rõ được việc sử dụng ngân sách luôn phải tự giác nghiêm túc, minh bạch, công khai, đây cũng là một nhân tố quan trọng đối với KBNN trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
- Khoa học công nghệ trong ngành kho bạc. Để quản lý ngân sách nhà nước có hiệu quả trên môi trường điện tử, hạch toán, theo dõi, truy vấn số liệu lấy báo cáo, đòi hỏi phải có một phần mềm của hệ thống, hiện nay KBNN đang sử dụng phần mềm TABMIS, phần mềm này luôn được nâng cấp thường xuyên tạo thuận lợi trong việc hạch toán theo dõi các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước đúng với các nguồn dự toán được có cấp thẩm quyền phê duyệt.