5. Kết cấu của đề tài
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN
qua KBNN Vĩnh Phúc
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN bằng dự toán qua KBNN Vĩnh Phúc dự toán qua KBNN Vĩnh Phúc
Qui trình quản lý chi thường xuyên NSNN là một trong những công việc có ý nghĩa quan trọng nhằm hướng tới xây dựng một cơ chế quản lý chi công khai, minh bạch, góp phần tiết kiệm thời gian, nhân lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính có hạn của đất nước. Để hoàn thiện qui trình quản lý chi thường xuyên NSNN bằng dự toán qua KBNN Vĩnh Phúc cần có các giải pháp sau:
Một là: Phân công trách nhiệm quản lý chi NSNN một cách rõ ràng. Cụ thể gồm ba cơ quan chủ yếu:
- Đối với đơn vị thụ hưởng vốn NSNN phải chịu trách nhiệm trong suốt quá trình gồm trước, trong và sau khi chi tiêu sao cho đảm bảo sử dụng kinh phí đúng định mức tiêu chuẩn, đúng chính sách chế độ, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao nhất. Vấn đề kiểm soát chi trước tại đơn vị thụ hưởng NSNN thông qua bộ phận kế toán của đơn vị. Vì vậy việc nâng cao chất lượng của bộ phận này là vấn đề cần thực hiện ngay.
Đơn vị thụ hưởng phải gửi đến KBNN những chứng từ, hoá đơn hợp lệ, thực hiện lưu giữ chứng từ, hạch toán kế toán, lập báo cáo quyết toán chi NSNN gửi cơ quan tài chính và KBNN theo đúng quy định về nội dung và thời gian thực hiện.
Mặt khác, cơ quan cấp trên cần nghiên cứu để có các văn bản, chế tài đối với đơn vị thụ hưởng NSNN trong trường hợp các đơn vị này không thực hiện đúng theo quy định kiểm soát chi.
- Đối với cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm kiểm soát trong suốt quá trình chi tiêu ở khâu xét duyệt dự toán, khâu theo dõi tiến độ chi tiêu để đáp ứng cấp vốn kịp thời hoặc thu hồi vốn đọng hoặc đình chỉ cấp phát ở khâu kế toán, quyết toán NSNN. Quyết toán ngân sách nhà nước là khâu cuối cùng của chu trình quản lý chi ngân sách nhà nước. Quyết toán ngân sách giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình chấp hành ngân sách nhà nước theo kế hoạch ngân sách đã đươ ̣c cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Đồng thời, thông qua quyết toán ngân sách thực hiện kiểm tra, kiểm soát viê ̣c chi tiêu sau cấp phát. Công tác quyết toán ngân sách nhà nước phải đươ ̣c thực hiện theo quy đi ̣nh của Luật Ngân sách nhà nước.
Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kế toán, bảo đảm số liê ̣u trong báo cáo quyết toán trung thực, khách quan, chính xác. Nô ̣i dung báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải theo đúng các nô ̣i dung ghi trong dự toán ngân sách được duyệt và phải chi tiết theo mu ̣c lu ̣c ngân sách nhà nước. Chú tro ̣ng công tác đào tạo đội ngũ cán bô ̣ kế toán cho các đơn vi ̣ thu ̣ hưởng ngân sách, đồng thờ i nâng cao trình đô ̣ nghiê ̣p vu ̣ cho cán bộ chuyên quản theo dõi các đơn vi ̣ đó. Hàng năm, cần tổ chức thi kiểm tra trình đô ̣ cán bô ̣ kế toán, coi đây là viê ̣c cần thiết quan trọng, vì nó có tác đô ̣ng không nhỏ đến chất lươ ̣ng quản lý ngân sách nhà nước.
Việc xây dựng và xét duyệt dự toán chi một cách đầy đủ, kịp thời, chi tiết đối với một số mục chi chủ yếu. Dự toán phù hợp với nhu cầu chi tiêu thực tế tại đơn vị.
- Đối với KBNN chủ yếu kiểm soát trong khi chi, nghĩa là xuất tiền từ kho bạc cho đơn vị thụ hưởng, ở khâu kiểm tra này nhà nước phải ban hành đầy đủ đồng bộ các chế độ, định mức tiêu chuẩn cụ thể làm căn cứ đối chiếu đúng sai để quyết định xuất quỹ chi tiêu hay không xuất quỹ chi tiêu kể cả có sự can thiệp của cơ quan tài chính đồng cấp một khi kho bạc kiểm tra thấy sai. Để thực hiện nhiệm vụ này kho bạc yêu cầu đơn vị thụ hưởng phải xuất trình chứng từ
biện minh cho đơn vị. Kho bạc nhà nước cũng có thể yêu cầu đơn vị chi tiêu phải cung cấp một số tài liệu cần thiết như: Biên chế quỹ tiền lương được duyệt. Như vậy KBNN có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ chứng từ chi và thanh toán chi trả kịp thời khi đủ điều kiện, tham gia với cơ quan tài chính và các cơ quan khác trong việc kiểm tra sử dụng NSNN khi có yêu cầu, xác nhận số thực chi qua KBNN, từ chối thanh toán các khoản chi không đúng đối tượng , không đủ điều kiện theo quy định, tạm ứng thanh toán chi trả theo yêu cầu của cơ quan tài chính đồng cấp.
Hai là: Hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn
Các chế độ, định mức, tiêu chuẩn cần được hệ thống hoá làm cơ sở để chuẩn chi và kiểm soát chi. Các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, định mức bảo đảm các yêu cầu sau:
- Các định mức chi phải được xây dựng một cách khoa học, từ việc phân loại đối tượng đến trình tự, cách thức xây dựng định mức phải được tiến hành một cách chặt chẽ và có cơ sở khoa học xác đáng. Nhờ đó mà các định mức chi bảo đảm được tính phù hợp với mỗi loại hình hoạt động, phù hợp với từng đơn vị. Bởi vậy, sự đồng nhất một cách rộng rãi các loại hình đơn vị hay các loại hình hoạt động, hay việc làm tắt đi một bước công việc nào đó sẽ làm giảm hoặc triệt tiêu tính khoa học của các định mức chi.
- Định mức chi phải đảm bảo tính pháp lý cao. Chỉ có như vậy thì các chế độ tiêu chuẩn, định mức mới trở thành những chuẩn mực để thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách có cơ sở ra lệnh chuẩn chi và mới trở thành những điều kiện để KBNN kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN.
Vì vậy đối với những khoản chi đã có trong tiêu chuẩn định mức thì tiến hành kiểm soát theo hệ thống định mức đó nhưng đối với những khoản chi thường xuyên của đơn vị hành chính sự nghiệp như công tác phí hội nghị, kinh phí đoàn ra đoàn vào... nên thực hiện khoán chi bởi chưa có hệ thống tiêu chuẩn
định mức phù hợp. Đơn vị sử dụng ngân sách lại phát huy được quyền chủ động, sáng tạo trong chi tiêu, đảm bảo tiết kiệm. Đối với số kinh phí giao khoán cho các đơn vị cần phải xác định được định mức kinh phí giao khoán cho từng mục chi.
Ba là: Yêu cầu chặt chẽ về hồ sơ chứng từ thanh toán
Các khoản chi khi qua kiểm soát tại kho bạc phải có đầy đủ chứng từ thanh toán hợp pháp, hợp lệ chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trên chứng từ phải ghi đầy đủ các yếu tố và nội dung trên chứng từ phù hợp với nội dung kinh tế phát sinh, xử lý đúng quy định, chứng minh được việc sử dụng ngân sách là đúng nội dung, số lượng, số tiền và chứng từ đó phải được thủ trưởng hoặc người ủy quyền chuẩn chi. Hiện nay theo thông tư 161/2012/TT-BTC cán bộ kiểm soát chi khi kiểm soát khoản chi mua sắm hàng hoá không có hợp đồng, KBNN kiểm soát chi theo bảng kê chứng từ thanh toán nhằm tăng cường tính chủ động cho đơn vị và giảm thủ tục hành chính. Mặt khác đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước vẫn tạm ứng chi hành chính và kê chứng từ để thanh toán tạm ứng thường xuyên. Điều này gây khó khăn trong việc kiểm soát chi NSNN mà thực chất là kiểm soát trên bảng kê chứng từ thanh toán. Để tiết kiệm thời gian, thanh toán đúng, nhanh chóng cho khách hàng nên chia nhỏ các khoản chi từ NSNN để KBNN kiểm soát trên mặt các chứng từ chi NSNN.Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc chuẩn chi của mình. Thông thường khoản chi mua sắm trên 20 triệu các đơn vị phải làm thủ tục đấu thầu theo quy định, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng chia nhỏ gói thầu để tránh làm các thủ tục đấu thầu theo quy định. Để việc kiểm soát các khoản chi này đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ kiểm soát chi phải tinh thông nghề nghiệp, am hiểu thị trường giá cả, hiểu biết chuyên môn kỹ thuật. KBNN tiến hành kiểm tra trực tiếp tại đơn vị sử dụng kinh phí, đồng thời thực hiện kiểm soát sau một cách cụ thể, có văn bản báo cáo thẩm định chất lượng đầu tư, chấp nhận thanh toán.
Bốn là: Tăng cường đoàn kết, thống nhất trong chỉ đạo điều hành và thực hiện nhiệm vụ
Kiểm soát chi đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước nói riêng và toàn bộ công tác của hệ thống KBNN nói chung muốn thành công phải có sự đoàn kết, nhất trí trong toàn thể cơ quan, sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công chức. Lãnh đạo cơ quan không ngừng nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành như chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình công tác trên cơ sở định hướng của ngành, có kế hoạch triển khai công việc hợp lý, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp trên và các cấp chính quyền địa phương; sự hỗ trợ hợp tác của các đơn vị trong và ngoài ngành; động viên cán bộ công chức nhất trí một lòng, quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ được giao.
Năm là: Tăng cường công tác kiểm soát chi
Theo quy định mới về kiểm soát chi tại Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 và Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161 về Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, trách nhiệm của Chủ sử dụng ngân sách trong lĩnh vực này đã rõ ràng hơn, hợp lý hơn. Tuy nhiên cần cụ thể hơn để giảm bớt hiện tượng trùng trong kiểm soát chi. Không chỉ các chứng từ có giá trị thấp mà cả một số yếu tố, nội dung thuộc các khoản chi có giá trị cao, hồ sơ phức tạp cũng nên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách kiểm soát và chịu trách nhiệm. Từng bước thống nhất quy trình, thủ tục, nội dung giữa kiểm soát chi thường xuyên và không thường xuyên với những khoản chi mang tính chất không thường xuyên trong chi thường xuyên.