Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm gia tăng số lượng tiêu thụ vé số của công ty tnhh một thành viên xổ số kiến thiết thành phố hồ chí minh​ (Trang 29 - 31)

Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức (kênh phân phối) khác nhau, theo đĩ sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất đến tay các hộ tiêu dùng cuối cùng. Để hoạt động tiêu thụ cĩ hiệu quả thì cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng…

Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng tiêu thụ sản phẩm cĩ thể được thực hiện qua kênh phân phối trực tiếp hoặc qua kênh phân phối gián tiếp.

* Tiêu thụ trực tiếp: Là phương thức tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp bán thẳng sản phẩm cho người tiêu dùng khơng thơng qua các khâu trung gian nào hết. Hình thức tiêu thụ này cĩ ưu điểm là giảm được cho phí lưu thơng, thời gian sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, các doanh nghiệp cĩ điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Song nĩ cũng cĩ nhược điểm là doanh nghiệp phải tiếp xúc với quá nhiều bạn hàng, phải dành nhiều cơng sức, thời gian vào quá trình

tiêu thụ, nhiều khi làm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động chậm hơn. * Tiêu thụ gián tiếp: là phương thức tiêu thụ mà doanh nghiệp bán sản phẩm

cho người tiêu dùng thơng qua các khâu trung gian: bán buơn, bán lẻ, và các đại lý. Sự tham gia nhiều hay ít của người trung gian trong quá trình tiêu thụ sẽ làm cho kênh tiêu thụ gián tiếp dài hay ngắn khác nhau. Với hình thức tiêu thụ này các doanh nghiệp cĩ thể tiêu thụ được một khối lượng lớn hàng hĩa trong thời gian ngắn nhất, từ đĩ thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản hao hụt. Tuy nhiên

hình thức tiêu thụ này làm cho thời gian lưu thơng hàng hĩa dài hơn, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khĩ kiểm sốt được khâu trung gian.

* Tiêu thụ hỗn hợp: là kết hợp lại hình thức tiêu thụ sản phẩm trên nhằm khắc phục nhược điểm và tận dụng ưu điểm của hai hình thức cĩ nghĩa là cĩ loại tổ chức bán khâu trung gian và cĩ loại bán thẳng cho người tiêu dùng.

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hĩa, người bán buơn, người bán lẻ, và mơi giới hình thành một cách khách quan cần kết hợp với nhau để đảm bảo thơng suốt từ sản xuất đến tiêu dùng. Để xây dựng mạng lưới tiêu thụ hợp lý, sử dụng các loại trung gian cĩ hiệu quả cần căn cứ vào tiêu thụ sản phẩm với các yếu tố như tính chất vật lý và đặc điểm của sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và các khâu trung gian. Trong đĩ phải đặc biệt chú ý đến các vị trí, mục tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp và các thế lực cĩ liên quan.

Việc lựa chọn và quyết định phương thức tiêu thụ, căn cứ vào mạng lưới và vai trị của các khâu trung gian tùy theo tính chất và sản phẩm tiêu thụ cũng như các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp cĩ thể sử dụng các mạng lưới sau:

Kênh ngắn trực tiếp:

Doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng, khơng qua khâu trung gian. Kênh này thường được sử dụng trong khi các sản phẩm là loại dễ hư hỏng, dễ vỡ dễ dập nát, sản phẩm đơn chiếc giá trị cao, chu kỳ sản xuất dài hoặc sản phẩm cĩ chất lượng đặc biệt yêu cầu sử dụng phức tạp. Mạng lưới này cĩ ưu điểm là đẩy nhanh tốc độ lưu thơng sản phẩm hàng hĩa, nâng cao được quyền chủ động người sản xuất và được bán tận ngọn nên sẽ thu được lợi nhuận cao. Song nĩ lại hạn chế ở khâu quản lý tổ chức khá phức tạp, chu chuyển vốn chậm nên chỉ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ hoạt động trên thị trường hẹp.

Kênh ngắn gián tiếp:

Doanh nghiệp bán sản phẩm cho người bán lẻ, người bán lẻ trực tiếp bán cho người tiêu dùng. Mạng lưới kênh này thường được dùng trong trường hợp doanh

nghiệp sản xuất sản phẩm địi hỏi phải cĩ cơ sở vật chất kỹ thuật cao, sản xuất chuyên mơn hĩa nhưng với quy mơ nhỏ, khả năng tài chính hạn chế khơng đủ sức mạnh cho việc tiêu thụ. Kênh này cĩ ưu điểm tốc độ lưu thơng hàng hĩa cao, trình độ chuyên mơn hĩa cao và phát triển năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Nhưng hạn chế là khơng được tiếp xúc với người tiêu dùng và bán sản phẩm qua người bán lẻ.

Kênh dài:

Doanh nghiệp bán sản phẩm cho người bán buơn để người bán buơn lại bán cho người bán lẻ rồi sau đĩ người bán lẻ mới bán đến tận tay người tiêu dùng. Kênh này thường được sử dụng trong trường hợp người sản xuất kinh doanh sẽ sản xuất ở một số nơi nhưng cung cấp ở nhiều nơi. Mạng lưới này thường được sử dụng ở các doanh nghiệp cĩ quy mơ lớn, ưu điểm của các loại kênh này là tạo điều kiện cho các nhà sản xuất tiêu thụ sản phẩm, tiêu thụ nhanh sản phẩm và vốn vịng quay nhanh. Tuy nhiên kênh này bị hạn chế do nhiều khâu trung gian thơng tin khơng thu được nhanh và việc quản lí các khâu trung gian hết sức khĩ khăn.

Ba mạng lưới tiêu thụ trên tiêu biểu doanh nghiệp với tư cách là nhà sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn mạng lưới tiêu thụ hợp lý, phù hợp với quy mơ sản xuất của doanh nghiệp và phù hợp tính chất sản phẩm của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy việc cơng tác tiêu thụ của doanh nghiệp và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm gia tăng số lượng tiêu thụ vé số của công ty tnhh một thành viên xổ số kiến thiết thành phố hồ chí minh​ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)