Định hướng phát triển của ngàn hy tế về quản lý tài chính bệnh viện công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Định hướng phát triển của ngàn hy tế về quản lý tài chính bệnh viện công

Bệnh viện công là bệnh viên của Nhà nước nên quản lý tài chính của bệnh viện công phải theo định hướng của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu chung phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các định hướng của Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Y tế về đổi mới quản lý tài chính bệnh viện công ở nước ta là:

Thứ nhất, chuyển từ mô hình quản lý thuần tuý chuyên môn sang mô hình quản lý đơn vị kinh tế dịch vụ.Trong nền kinh tế thị trường, quản lý tài chính bệnh viện công ở nước ta phải chuyển từ mô hình tổ chức y tế thuần túy chuyên môn sang mô hình đơn vị sự nghiệp y tế có thu. Mục tiêu của quản lý tài chính bệnh viện công là sử dụng các nguồn lực cho việc thực hiện các hoạt động một cách công bằng và hiệu quả. Hướng tới hiệu quả là một đổi mới trong quản lý tài chính bệnh viện công. Để bảo đảm mục tiêu hiệu quả, bệnh viện cần:

-Xây dựng và thực hiện hệ thống định mức kinh tế kĩ thuật hợp lý; -Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, chi phí và thu nhập;

-Chuyển trọng tâm từ “bác sỹ” sang trọng tâm “người yêu cầu dịch vụ”.

Thứ hai, xóa bỏ cơ chế xin -cho trong đầu tư và cấp phát kinh phí.

Thực hiện xã hội hóa các nguồn tài chính cho bệnh viện công.

- Các dự án, chương trình đầu tư phải qua đấu thầu theo quy định của pháp luật. Bệnh viện phải tự chịu trách nhiệm về tài chính, chủ động cân đối thu- chi, tạo và huy động mọi nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bệnh viện và đáp ứng cơ bản nhu cầu hoạt động của bệnh viện,

đồng thời cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong bệnh viện.

- Thu hút các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để đầu tư cho bệnh viện. Như vậy các nguồn tài chính cơ bản hình thành ngân sách của bệnh viện công gồm:

+ NSNN cấp hàng năm;

+ Thu viện phí và bảo hiểm y tế do cơ quan Bảo hiểm Y tế thanh toán cho bệnh viện. Xu hướng cơ chế tài chính bệnh viện sẽ chủ yếu dựa vào nguồn thu này;

+ Thu từ viện trợ và các khoản quyên góp (nếu có); + Đóng góp vốn từ xã hội hóa các nguồn tài chính.

Các nguồn tài chính trên được lập kế hoạch cho từng năm trên cơ sở định mức của Bộ Tài chính quy định, định mức do bệnh viện tự xây dựng đã được cơ quan chủ quản duyệt, và dự báo về khả năng thu.

Thứ ba, đa dạng hoá các hình thức dịch vụ và đồng bộ hoá dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người bệnh và xã hội. Thay đổi quan niệm bệnh viện ngồi đợi bệnh nhân đến sang chủ động đến với bệnh nhân, thâm nhập cộng đồng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu xã hội, tổ chức hệ thống marketing.

Thứ tư, chủ động thích ứng trong môi trường cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm gánh nặng cho NSNN trong điều kiện nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho bệnh viện còn hạn chế. Như vậy không chỉ các bệnh viện tư, mà cả các bệnh viện công cũng phải cạnh tranh nhau thông qua việc cung cấp dịch vụ y tế với giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm và thái độ phục vụ tốt, đồng thời phát triển các hình thức dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)