5. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Những mặt đạt được
Từ khi thành lập và hoạt động, bệnh viện luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của Sở Y tế, Ủy ban nhân dân huyện trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, việc thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ- CP đã thực sự tạo điều kiện khuyến khích các bệnh viện
công lập nói chung và Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ nói riêng thực hiện đa dạng hoá các hoạt động, khai thác tiềm năng về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ có trình độ cao, gắn kết giữa y tế với các dịch vụ phục vụ trong bệnh viện, cung ứng đầy đủ các dịch vụ đẩy mạnh nâng cao chất lượng và số lượng, tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên trong bệnh viện. Do đó, trong thời gian vừa qua, bệnh viện đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao và đạt được các kết quả tích cực như:
Công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh được đổi mới, các kỹ thuật mới được triển khai, phát triển toàn diện phù hợp với điều kiện của bệnh viện và cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện; quy mô của hoạt động của công tác khám chữa bệnh được mở rộng, chất lượng được nâng cao; khả năng, điều kiện để thực hiện hợp tác giữa các bệnh viện trong cụm được tăng cường và mở rộng; đội ngũ cán bộ y, bác sĩ, điều dưỡng được bồi dưỡng, phát triển, đáp ứng yêu cầu và nâng cao chất lượng toàn diện; Trong điều kiện đó, công tác quản lý tài chính tại cũng đạt được những kết quả như sau:
Thứ nhất, Thay đổi phương thức quản lý, thực hiện tự chủ giúp phân biệt rõ chức năng nhiệm vụ giữa cơ quan hành chính với bệnh viện. Do đó, tạo điều kiện thay đổi mối quan hệ giữa bệnh viện với các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng trao quyền tự chủ về quản lý biên chế, lao động, hoạt động chuyên môn, quản lý tài chính cho đơn vị. Đây là căn cứ pháp lý của đơn vị để điều hành, quản lý thu chi, quyết toán kinh phí và kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước. Việc kiểm soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị dựa trên kết quả đầu ra, giảm dần việc quản lý theo yếu tố đầu vào.
Thứ hai, Chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí trong năm, thực hiện các giải pháp đảm bảo đủ kinh phí cho những nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ sát với các nhiệm vụ thực tế, mức chi hợp lý; xác định mức thu linh hoạt trong giới hạn Nhà nước cho phép, khai
thác một cách có hiệu quả cơ sở vật chất và các dịch vụ hiện có của Bệnh viện. Điều này đã giúp cho bệnh viện nâng cao tính tự chủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính được giao. Chủ động và tích cực khai thác nguồn thu, nên kết quả thu của đơn vị năm sau tăng cao so với năm trước.
Thứ ba, Cơ chế quản lý tài chính của bệnh viện đã bước đầu thể hiện được chính sách công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ trong phân phối thu nhập trong bệnh viện. Từ đó, tạo được sự đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ, hiệu quả các mặt hoạt động được nâng cao. Một số mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ đã được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế, từng bước hướng tới trả thu nhập cho cán bộ viên chức theo mức độ cống hiến, thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập. Ngoài việc đảm bảo tiền lương cơ bản theo cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định thì trường còn tạo được nguồn kinh phí để giải quyết tăng thu nhập cho cán bộ viên chức từ kết quả hoạt động dịch vụ và tiết kiệm chi. Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, chủ động bố trí sử dụng kinh phí tiết kiệm và hiệu quả đã tạo điều kiện cho bệnh viện có thể gia tăng phần tích lũy.
Thứ tư, Công tác lập kế hoạch tài chính, triển khai thực hiện kế hoạch và thanh tra, kiểm tra, quyết toán tại đơn vị được thực hiện đúng chính sách, chế độ của Nhà nước về quy trình, thủ tục và thời hạn. Tổ chức công tác kế toán đúng quy định của Luật Kế toán, hằng năm được Phòng Kế hoạch Tài chính Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên và Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên kiểm tra xét duyệt và ra thông báo kết luận công tác kế toán tại bệnh viện thực hiện đầy đủ các quy định, sử dụng kinh phí đúng mục đích, chứng từ sổ sách rõ ràng, chế độ chính sách, mức chi được xây dựng và công khai đến toàn thể cán bộ nhân viên trong toàn bệnh viện cũng như các ngành có liên quan.