5. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Kinh nghiệm quản lý tài chính của Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh
Hà - tỉnh Hải Dương
Bệnh viện đã triển khai thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP có hiệu quả. Bệnh viện đã xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợp lý. Bước đầu thực hiện khoán quản tại một số khoa trong Bệnh viện; đã quản lí và sử dụng các nguồn ngân sách của nhà nước, viện phí, viện trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác đảm bảo minh bạch và theo đúng quy định và phân bổ tài chính tương đối hợp lý cho các khoản chi tiêu, tập trung nguồn kinh phí cho các nội dung hoạt động chính; đã thực hiện đúng các quy định về KCB cho người bệnh BHYT, cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách khác; đã tổ chức thu viện phí đảm bảo thuận tiện cho người bệnh; đảm bảo công khai và chính xác trong việc thu viện phí và thanh toán viện phí cho người bệnh; đã tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát nên giảm các hiện tượng bệnh nhân trốn viện, thiếu tiền khi thanh toán do quản lý và nhắc nhở bệnh nhân thanh toán đúng đợt điều trị.
Để có thêm nguồn kinh phí trong điều kiện NSNN cấp cho rất hạn hẹp, một mặt Bệnh viện sử dụng biện pháp tăng thu viện phí và BHYT, nhưng đồng thời thực hiện chế độ miễn giảm cho người nghèo, người có công với cách mạng. Đây được coi là hướng hợp lý nhất nhằm đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Ngoài khai thác nguồn tài chính từ NSNN, nguồn viện phí, BHYT, BV đã tăng cường sự đóng góp của nhân dân, phát huy nội lực của Bệnh viện, đặc biệt là mở rộng nguồn xã hội hóa, nhờ đó đã đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn [17].
1.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý tài chính cho bệnh viện ở Đa khoa huyện Đại Từ
Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quản lý tài chính của một số bệnh viện trên thế giới và một số bệnh viện ở Việt Nam, ta rút ra bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ như sau:
Thứ nhất, đa dạng hóa các loại hình cơ sở khám bệnh và thị trường hóa một số loại hình cung cấp dịch vụ như tổ chức khám chữa bệnh tại nhà, khám chữa bệnh theo yêu cầu,... nhưng không có nghĩa là thương mại hóa sự nghiệp y tế mà cần thông qua sự tăng cường quản lý của nhà nước bằng hệ thống luật pháp.
Thứ hai, tăng cường tính tự chủ cho các cơ sở y tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Chuyển từ mô hình quản lý thuần túy chuyên môn sang mô hình quản lý đơn vị kinh tế dịch vụ trên cơ sở đó xây dựng hệ thống định mức kinh tế hợp lý, quản lý chặc chẽ các yếu tố đầu vào, chi phí và thu nhập, đảm bảo tăng thu - tiết kiệm chi - đầu tư hiệu quả, thực hiện thu cao với chất lượng y tế cao và bao cấp theo chính sách xã hội. Hoạt động y tế cần nhấn mạnh vào sự đóng góp quan trọng của cá nhân cho các chi phí chăm sóc sức khỏe của họ. Với cách tập trung này, Chính phủ có thể duy trì một mức độ tương đối thấp chi tiêu công cho y tế và dồn gánh nặng lớn đặt trên các cá nhân và người sử dụng lao động.
Thứ ba, coi trọng và phát triển BHYT là cách thức hữu hiệu nhất để đảm bảo vững chắc nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ sở y tế. Theo đó nội dung đổi mới của hệ thống BHYT bao gồm đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh, xây dựng nhiều mức đóng BHYT khác nhau để thỏa mãn các mức hưởng thụ đa dạng của khách hàng, có nhiều cơ sở khám chữa bệnh và nhiều công ty bảo hiểm cùng tham gia để tạo sự cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng phục vụ và thúc đẩy phát triển BHYT.
Thứ tư, nghiên cứu để có sự nhất quán phù hợp giữa kế toán nhà nước Việt Nam nói chung, kế toán đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng với chuẩn mực kế toán quốc tế.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU