Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa huyện Đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa huyện Đạ

Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

* Chức năng, nhiệm vụ

Đây là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu. Vì vậy nó đảm nhiệm vai trò của Bệnh viện với hoạt động không vì lợi nhuận.

* Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh

- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các trạm y tế, bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.

- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

- Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong huyện, các huyện lân cận trong tỉnh và ngoài tỉnh.

- Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết.

* Đào tạo cán bộ y tế

- Tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ y bác sĩ, nhân viên trong bệnh viện để nâng cao trình độ chuyên môn.

* Nghiên cứu khoa học về y học

- Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn huyện và các ngành.

- Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.

* Chỉ đạo phòng bệnh

- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch...

- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

* Hợp tác quốc tế

Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

* Quản lý kinh tế y tế

- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh chữa bệnh.

- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và của các tổ chức kinh tế khác.

* Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện

Sơ đồ 3.1. Tổ chức của Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ

Giám đốc P. giám đốc P. giám đốc Phòng TC - HC Phòng TCKT Khoa Dược Kiểm soát nhiễm khuẩn Khoa khám bệnh Khối LCK Khoa HSCC Khoa Nội TH Khoa YHCT Phòng điều dưỡng, Phòng KHTH, Khoa Truyền nhiễm Khoa Nhi Khoa Phụ sản, Khoa ngoại TH Xét nghiệm Chuẩn đoán hình ảnh

- Bộ máy tổ chức của Bệnh viện gồm:

+ Ban Giám đốc: 1 Giám đốc và 2 đồng chí Phó Giám đốc có trình độ Chuyên khoa II.

+ 04 Phòng chức năng: Kế hoạch - Tổng hợp, Điều dưỡng, Tổ chức - Hành chính, Tài chính - Kế toán.

+ 08 Khoa Lâm sàng có giường bệnh: Khoa Hồi sức cấp cứu -và chống độc, Nội Tổng hợp, Ngoại Tổng hợp, Phụ sản, Nhi, Truyền nhiễm, Liên chuyên khoa và khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng.

+ 03 Khoa lâm sàng không có giường bệnh: Khoa Khám bệnh, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Khoa Dược.

+ 02 Khoa cận lâm sàng: Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng.

- Mô hình cơ cấu tổ chức của Bệnh viện áp dụng theo mô hình kiểu trực tuyến. Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến là mô hình tổ chức quản lý, trong đó mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên. Đặc điểm của loại hình cơ cấu này là mối quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức bộ máy được thực hiện theo trực tuyến, tức là quy định quan hệ dọc trực tiếp từ người lãnh đạo cao nhất đến người thấp nhất; người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một người phụ trách trực tiếp.

- Ưu điểm

+ Loại hình này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng. Tức là, mô hình này đề cao vai trò thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc một thủ trưởng.

+ Thông tin trực tiếp nên nhanh chóng, chính xác.

+ Tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ, chế độ trách nhiệm rõ ràng. - Nhược điểm

+ Mô hình này chỉ áp dụng cho tổ chức có quy mô nhỏ (người lãnh đạo có thể xử lý những thông tin phát sinh) chứ không phù hợp cho quy mô lớn.

+ Người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn.

+ Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý.

+ Khi cần hợp tác, phối hợp công việc giữa hai đơn vị, hoặc hai cá nhân ngang quyền thuộc các tuyến khác nhau thì phải đi theo đường vòng qua các kênh đã định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)