Thực trạng công tác thu, chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 72)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Thực trạng công tác thu, chi

Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính (chấp hành dự toán) là quá trình vận dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi tài chính trong dự toán của đơn vị thành hiện thực. Các đơn vị căn cứ vào dự toán được giao, triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi được giao; đồng thời có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và hiệu quả.

Trên cơ sở dự toán đã được duyệt, các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tiêu chuẩn, định mức thu chi tài chính và các quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, thủ trưởng đơn vị giao phòng tài chính kế toán và các đơn vị có liên quan thực hiện các chỉ tiêu tài chính đã được duyệt.

3.2.2.1. Thực trạng các nguồn thu của Bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ

huyện Đại Từ tiến hành triển khai thực hiện dự toán thu và phân bổ nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ được giao trong năm. Số thu của bệnh viện trong các năm 2014 - 2016 cụ thể trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả thực hiện thu tại Bệnh viên Đa khoa huyện Đại Từ Nội

dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

DT (Tr.đồng) TH (Tr.đồng) TH/DT (%) DT (Tr.đồng) TH (Tr.đồng) TH/DT (%) DT (Tr.đồng) TH (Tr.đồng) TH/DT (%) 1.Nguồn NSNN cấp 7.914 7.914 100 9.124 9.124 100 10.125 10.125 100 2.Số thu viện phí, BHYT 12.615 14.624 115,93 14.658 17.124 116,83 17.125 20.366 118,93 3.Thu khác 300 353 117,67 350 384 109,71 400 411 102,75 Tổng 20.829 22.891 109,89 24.132 26.632 110,36 27.650 30.902 111,76

Nguồn: Phòng kế toán- Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ

Qua bảng 3.5 ta thấy tổng nguồn thu của bệnh viện đều vượt dự toán và tăng dần qua các năm, cụ thể:

- Năm 2014 tổng nguồn thu của bệnh viện là 22.891 triệu đồng đạt 109,89% so với dự toán.

- Năm 2015 tổng thu của bệnh viện là 26.632 triệu đồng tăng 3.741 triệu đồng so với năm 2014 vượt 10,36% so với dự toán.

- Năm 2016 tổng thu của bệnh viện tăng thêm 4270 triệu đồng so với năm 2015 đạt 111,76% so với dự toán.

Để nghiên cứu cụ thể hơn ta đi phân tích từng nguồn thu của bệnh viện :

* Từ NSNN cấp

NSNN cấp cho bệnh viện về cơ bản đủ đảm bảo các khoản chi về lương, phụ cấp lương cho cán bộ y tế, chi về nghiệp vụ khám chữa bệnh và một phần mua sắm tài sản cố định, máy móc, trang thiết bị, sửa chữa TSCĐ. Nguồn thu này chiếm khoảng 30% trong tổng chi hoạt động của bệnh viện.

cho Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ tăng với tốc độ trung bình 15,05%. Năm 2015 nguồn thu từ NSNN cấp là 11.361 triệu đồng tăng 1.559 triệu đồng tương ứng tăng với tỷ lệ 15,9% so với năm 2014; năm 2016 nguồn thu từ NSNN cấp tăng 1.613 triệu đồng tăng tương ứng với tỷ lệ là 14,19% so với năm 2015. Sự tăng trưởng đó phần nào đã tạo điều kiện để bệnh viện đầu tư phát triển tăng các chuyên khoa điều trị và mở rộng quy mô khám chữa bệnh.

Bảng 3.6. Kinh phí NSNN cấp cho Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ giai đoạn 2014-2016 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq Tổng NSNN cấp 9.802 11.361 12.974 115,90 114,19 115,05 Kinh phí sự nghiệp (KPTX) 7.914 9.124 10.125 115,29 110,97 113,13 Kinh phí mua sắm, sửa

chữa TSCĐ 1.241 1.542 2.113 124,25 137,03 130,64 Chương trình MTQG 647 695 736 107,42 105,90 106,66

Nguồn: Phòng kế toán- Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ

Nhìn chung, trong tổng nguồn kinh phí NSNN thì kinh phí thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 78%-81% tổng kinh phí NSNN cấp. Các nguồn kinh phí không thường xuyên khác chiếm khoảng 19%-22% tổng kinh phí được cấp. Cơ cấu nguồn NSNN cấp như sau:

Bảng 3.7. Cơ cấu nguồn kinh phí NSNN cấp cho Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Tổng NSNN cấp 9.802 100 11.361 100 12.974 100 Kinh phí sự nghiệp (KPTX) 7.914 80,74 9.124 80,31 10.125 78,04

Kinh phí mua sắm,

sửa chữa TSCĐ 1.241 12,66 1.542 13,57 2.113 16,29

Chương trình MTQG 647 6,60 695 6,12 736 5,07

Nguồn: Phòng kế toán- Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ

Mặc dù NSNN cấp cho chi thường xuyên chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn thu, song mới chỉ đáp ứng được gần 40% nhu cầu. Theo kế hoạch, chi phí cho 1 giường bệnh khoảng 35-44 triệu đồng/năm thì kinh phí thường xuyên chỉ đáp ứng khoảng 17 đến 25 triệu đồng/năm, chiếm 35%-40% nhu cầu. Số còn lại Bệnh viện phải bổ sung từng nguồn kinh phí khác mà chủ yếu là thu viện phí và BHYT.

Xét phạm vi cả nước thì NSNN đầu tư cho lĩnh vực y tế nói chung về số tuyệt đối năm sau đều tăng so với năm trước. Nhưng về tỷ trọng đầu tư từ NSNN so với tổng số chi của BV thì đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Đây là tín hiệu tốt thể hiện xu hướng giảm dần bao cấp của Nhà nước và tăng tính tự chủ tài chính của bệnh viện.

Nếu so với các nước láng giềng cùng có thu nhập thấp thì tỉ lệ chi NSNN cho y tế của Việt Nam là rất thấp, chỉ chiếm 0,93% GDP; ở các nước này là từ 1,3 - 2,5% GDP. Trong điều kiện dân số nước ta gia tăng với tốc độ ổn định và ngày càng già đi, mô hình bệnh tật thay đổi, nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, thì mức đầu tư của NSNN cho y tế như vậy là chưa phù hợp. Tuy nhiên để khắc phục khó khăn này, cũng như nhiều bệnh viện công khác, BVĐK huyện Đại Từ ngày càng có xu hướng dựa vào nguồn thu từ viện phí và BHYT để trang trải cho các khoản chi do NSNN còn hạn hẹp.

* Nguồn thu từ BHYT và viện phí

Hình thức thu phí dịch vụ bắt đầu áp dụng ở các bệnh viện công nước ta từ năm 1989. Thiếu đầu tư ngân sách nhà nước cho bệnh viện đã khiến các dịch vụ y tế công không thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đã buộc Nhà nước phải áp dụng cơ chế thu phí tại các cơ sở y tế công.

Một hệ thống các chính sách đã được xây dựng để xã hội hóa, đa dạng hóa các dịch vụ y tế và phân cấp trách nhiệm. Chính sách thu hồi chi phí được thông qua là một sự lựa chọn đúng đắn với tình hình thực tế của Việt Nam và cũng là tiền đề cho sự phát triển của kinh tế Y tế hiện nay, nhằm huy động mọi nguồn lực, hạch toán thu chi cho chăm sóc sức khỏe, dưới hình thức dần cơ cấu các chi phí vào giá thu viện phí trong công tác chăm sóc sức khỏe.

Nguồn thu viện phí và BHYT của Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ không ngừng tăng trong những năm qua và trở thành nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện: chiếm khoảng 50-60% tổng kinh phí hoạt động của bệnh viện.

Theo thống kê của Phòng Kế toán - Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ, thì nguồn thu từ viện phí và BHYT của bệnh viện năm 2014 là 14.624 triệu đồng. Năm 2015 thu từ viện phí và BHYT là 17.124 triệu đồng tăng 17,10% so với năm 2014. Năm 2016 thu từ viện phí và BHYT là 20.366 triệu đồng tăng 18,93% so với năm 2015. Như vậy nhì nchung, số tiền thu từ viện phí và BHYT của Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ năm sau cao hơn năm trước với tốc độ trung bình là 18,01%.

* Các nguồn thu khác

Nguồn thu khác này được tổng hợp từ nhiều dịch vụ thu khác nhau: thu người nhà bệnh nhân ở lại bệnh viện; thu từ thuốc, vật tư khuyến mại; kiểm nghiệm… . Năm 2014 nguồn thu này là 353 triệu đồng đên năm 2015 tăng lên 384 triệu đồng tăng 31 triệu đồng so với năm 2014; Năm 2016 nguồn thu này là 411 triệu đồng tăng 27 triệu đồng so với năm 2015.

Nguồn thu này tuy không lớn nhưng cũng không ngừng tăng trong những năm qua và được bổ sung vào kinh phí hoạt động thường xuyên của bệnh viện. Có thể nói đây là nguồn thu còn nhiều tiềm năng.

3.2.2.2. Thực trạng các nguồn chi của Bệnh viện Đa khoa huyệnĐại Từ

tiếp cho cán bộ viên chức trong bệnh viện. Đối với chi tiền lương, tiền công và phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đặc biệt của ngành…. tính theo lương được chi trả căn cứ vào dự toán đã được duyệt. Cán bộ tài chính lập chứng từ trình thủ trưởng đơn vị ký và thực hiện rút dự toán tại KBNN.

Đối với phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, trực, phụ cấp phẫu thuạt thủ thuật... căn cứ vào chức danh và nhiệm vụ được giao, năng lực, chất lượng công tác chuyên môn… của cán bộ các khoa, phòng, lập phương án thanh toán tiền thêm giờ, tiền trực theo nguyên tắc bình đẳng, công khai và đúng theo quy định hiện hành.

Một số khoản thanh toán cho cá nhân thực hiện theo chế độ bồi dưỡng trực tiếp, dựa trên khối lượng công việc hoàn thành theo quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của trường như: hoàn thành tốt trong kíp trực, có đề tài nghiên cứu khoa học...

Các khoản chi về hàng hoá, dịch vụ trong kế hoạch được chi theo số thực tế phát sinh. Một số khoản chi trường thực hiện khoán cho các đơn vị sử dụng như: chi phụ cấp công tác phí, công tác phí của các đơn vị đào tạo, cán bộ viên chức đi công tác; định mức sử dụng điện thoại và internet, văn phòng phẩm, dụng cụ, vật tư phục vụ công tác chuyên môn…. Phòng kế hoạch tài chính thực hiện cấp kinh phí khoán cho đơn vị theo kế hoạch và tình hình cụ thể của mỗi đơn vị.

Các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước về định mức mua sắm, sửa chữa tài sản. Đơn vị sử dụng tài sản khi có nhu cầu mua sắm lập đơn đề nghị gửi Ban giám đốc, sau khi có ý kiến đồng ý của Ban giám đốc, phòng Tổ chức hành chính thực hiện mua sắm tài sản, thiết bị để trang bị cho đơn vị và thực hiện theo dõi, quản lý. Đối với các nhu cầu sửa chữa tài sản, sau khi được phòng Tổ chức hành chính kiểm tra, xác định mức độ cần sửa chữa sẽ thực hiện thuê sửa chữa và phòng kế hoạch tài chính thanh toán theo số thực tế phát sinh.

Trên cơ sở dự toán năm và dự toán quý được giao trong năm tài chính, Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ thực hiện phân bổ dự toán cho các nhiệm vụ chi trong năm kế hoạch đối với từng nguồn kinh phí. Các nhóm mục chi bao gồm: chi thanh toán cho cá nhân, chi về hàng hoá, dịch vụ; chi khác và chi mua sắm, sửa chữa. Tình hình thực hiện chi NSNN tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ năm 2014 - 2016 được thể hiện cụ thể qua bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả thực hiện chi của Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ giai đoạn 2014-2016

Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

DT (Tr.đồng) TH (Tr.đồng) TH/DT (%) DT (Tr.đồng) TH (Tr.đồng) TH/DT (%) DT (Tr.đồng) TH (Tr.đồng) TH/DT (%) I 8.155 8.659 106,18 8.926 9.820 110,02 10.815 11.063 102,29 II 674 723 107,27 914 1.084 118,60 1.412 1.414 100,14 III 7.261 7.518 103,54 9.412 9.668 102,72 11.246 11.552 102,72 IV 2.105 2.249 106,84 2.412 2.526 104,73 2.748 2.889 105,13 Tổng 18.195 19.149 105,24 21.664 23.098 106,62 26.221 26.917 102,65

Nguồn: Phòng kế toán- Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ

Qua bảng 3.8 ta thấy tổng chi của bệnh viện đều vượt dự toán và tăng dần qua các năm, cụ thể:

- Năm 2014 tổng chi của bệnh viện là 19.149 triệu đồng đạt 105,24% so với dự toán.

- Năm 2015 tổng chi của bệnh viện là 23.098 triệu đồng tăng 3.949 triệu đồng so với năm 2014 vượt 6,62% so với dự toán.

- Năm 2016 tổng chi của bệnh viện tăng thêm 3.819 triệu đồng so với năm 2015 đạt 102,65% so với dự toán.

Để nghiên cứu cụ thể hơn ta đi phân tích các khoản chi theo từng nguồn thu của bệnh viện:

* Nguồn NSNN cấp (Kinh phí thường xuyên)

Nội dung sử dụng nguồn tài chính do NSNN cấp cho bệnh viện hàng năm chủ yếu tập trung cho các khoản chi thường xuyên, trực tiếp gắn với công tác khám chữa bệnh theo quy chế chuyên môn hiện hành. Các khoản chi thường xuyên trong ngân sách hàng năm được phân bổ chỉ tiêu theo cơ cấu, nội dung chi như sau:

Bảng 3.9. Nội dung và tỷ trọng các khoản chi từ nguồn NSSN

Nhóm

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) I 4.287 71,15 5.063 73,52 5.473 75,22 II 248 4,12 353 5,13 461 6,33 III 384 6,37 491 7,13 425 5,84 IV 1.106 18,36 979 14,22 918 12,61 Tổng 6.026 100 6.887 100 7.276 100

Nguồn: Phòng kế toán- Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ

Chi cho con người - thuộc nhóm chi I (từ mục 6000 đến mục 6400) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi, từ 70% - 76% tổng chi trong kinh phí thường xuyên do NSNN cấp cho Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ, chủ yếu là chi lương và các khoản đóng góp.

Chi quản lý hành chính - thuộc nhóm chi II (từ mục 6500 đến 6800) đang có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng từ 4-7%. Xu hướng chung chi quản lý phải ngày càng giảm nhưng do là bệnh viện lớn với nhiều máy móc hiện đại, kỹ thuật cao đòi hỏi luôn được bảo dưỡng, sửa chữa. Mặt khác do quy mô mở rộng nên nhu cầu sử dụng điện, nước… của bệnh viện rất lớn và ngày càng tăng. Vì vậy bệnh viện cần có biện pháp để tiết kiệm hơn trong các

khoản chi này, tránh sử dụng lãng phí, tùy tiện.

Chi cho nghiệp vụ chuyên môn - thuộc nhóm chi III (mục 7000) : Là khoản chi quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh. Khoản chi này chiếm tỷ trọng từ 5% - 8%.

Chi mua sắm tài sản cố định - thuộc nhóm chi VI (mục 9000, 9100): Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ được quan tâm, ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc y học hiện đại. Số kinh phí đầu tư cho nâng cấp, sửa chữa lớn và mua sắm mới tài sản cố định hàng năm tăng và chiếm từ 12- 19% tổng chi ngân sách nhà nước.

* Nguồn thu sự nghiệp

Ngoài nguồn NSNN cấp hàng năm và chỉ đáp ứng được khoảng35%- 40% tổng chi các hoạt động, nên Bệnh viện chủ yếu dựa nguồn kinh phí thu được từ viện phí và BHYT. Hàng năm, Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ được bổ sung một khoản kinh phí hoạt động khá lớn từ nguồn thu viện phí, BHYT. Đây là nguồn thu sự nghiệp thường xuyên đáp ứng phần lớn cho công tác khám chữa bệnh của bệnh viện, được lập kế hoạch sử dụng như sau:

Bảng 3.10. Nội dung và tỷ trọng các khoản chi từ nguồn thu sự nghiệp

Nhóm

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) I 4.372 33,31 4.757 29,34 5.590 28,46 II 475 3,62 731 4,51 953 4,85 III 7.134 54,36 9.177 56,61 11.127 56,65 IV 1.143 8,71 1.547 9,54 1.971 10,04 Tổng 13.124 100 16.212 100 19.641 100

Chi cho con người - Nhóm chi I: Năm 2014 chiếm tỷ lệ 33,31%, năm 2015 là 29,34% và năm 2016 là 28,46% trong tổng nguồn kinh phí. Trong nhóm chi này, bệnh viện dùng để chi chế độ cho CBCCVC là chủ yếu như chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)