5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính của Bệnh việ nC Thái Nguyên
Mô hình tự chủ trong quản lý tài chính của Bệnh viện được thực hiện từ trước đến nay và nhất là từ năm 2006 khi thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP Bệnh viện C Thái Nguyên đã chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thống nhất trong toàn Bệnh viện, được quyết định định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định cho phù hợp với đặc thù hoạt động và nguồn tài chính của Bệnh viện. Đây là căn cứ pháp lý của đơn vị để Bệnh viện điều hành, quyết toán kinh phí và thực hiện kiểm soát đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong Bệnh viện theo kết quả “đầu ra” giảm dần quản lý theo yếu tố “đầu vào”. Chủ động xây dựng phương án sắp xếp tổ chức theo hướng tinh gọn; xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh công chức, nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ công chức của Bệnh viện. Chủ động ký kết các hợp đồng lao động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng nguồn tài chính, giảm dần áp lực về biên chế, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị do có nhu cầu lao động
lớn nhưng được giao biên chế thấp cụ thể hiện nay. Đồng thời tích cực khai thác các nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động cung ứng dịch vụ và được chủ động sử dụng các nguồn kinh phí tuỳ theo yêu cầu hoạt động của Bệnh viện, đảm bảo chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ . Để đạt được những kết quả đó, bệnh viện C Thái Nguyên đã thực hiện một số biện pháp như sau:
Một là, Căn cứ quyết định giao quyền tự chủ trong quản lý tài chính của Ủy ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên, Bệnh viện lập dự toán chi hàng năm theo số thu sự nghiệp và nguồn kinh phí NSNN cấp chi bảo đảm hoạt động thường xuyên ổn định trong 3 năm. Bệnh viện đã tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy định chặt chẽ, tiết kiệm các khoản chi như: Chi điện, nước, xăng dầu, chi hội nghị, chi tiếp khách, chi phúc lợi, lễ tết... kiện toàn công tác tổ chức, bố trí hợp lý hoá từng khâu công việc chuyên môn và ưu tiên đầu tư nhân tài, vật lực cho việc nâng cao chất lượng chuyên môn, chú trọng những khâu, những hoạt động tạo ra nguồn thu. Trên cơ sở tiết kiệm chi và chủ động tăng thêm nguồn thu, đã góp phần tăng thu nhập cho cán bộ viên chức, trích lập các quỹ và bổ sung kinh phí hoạt động.
Hai là, doanh thu của Bệnh viện qua các năm không ngừng tăng lên, Bệnh viện đang tìm mọi biện pháp để tăng các nguồn thu và khai thác được nhiều nguồn thu mới.
Ba là, Do được chủ động trong việc trả lương tăng thêm, nên Bệnh viện đã tuyển dụng, ký kết các hợp đồng lao động phù hợp với nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, do đó đã tăng cường được đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có trình độ học vấn và chất lượng chuyên môn cao.
Bốn là, Để nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp có thu, Bệnh viện đã xây dựng phương án sắp xếp tổ chức theo hướng tinh gọn, xây dựng các tiêu chuẩn, chức danh cho từng cán bộ, viên chức, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học... cho
họ [18].