Thực trạng quyết toán và thanh tra kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 80)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Thực trạng quyết toán và thanh tra kiểm tra

3.2.3.1. Quyết toán

Cuối năm, BVĐK huyện Đại Từ lập báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán thu- chi NSNN gửi cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt theo quy định hiện hành.

Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự sau:

- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, Bệnh viện được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập 04 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; trong đó, đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng bệnh viện quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Bảng 3.12. Đánh giá công tác quyết toán

STT Tiêu chí Điểm Ý nghĩa

1 Báo cáo quyết toán được hoàn thành đúng thời gian quy định

2,67

Khá

2 Báo cáo quyết toán chứa đầy đủ nội dung 2,62 Khá 3 Báo cáo quyết toán có tính toán và đánh giá

các chỉ tiêu

2,51

Trung bình

4 Bộ máy kế toán tại đơn vị được tổ chức theo quy định

2,68

5 Sổ sách theo dõi đã đầy đủ và đúng quy định 2,56 Trung bình 6 Đối chiếu kiểm tra được tiến hành thường

xuyên

2,58

Trung bình

7 Các biểu mẫu báo cáo được sử dụng thống nhất

2,27

Trung bình

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Bảng số liệu trên cho thấy công tác quyết toán của bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ được thực hiện tương đối tốt có điểm số trung bình khá cao như Bộ máy kế toán tại đơn vị được tổ chức theo quy định (2,68); Báo cáo quyết toán được hoàn thành đúng thời gian quy định (2,67); Báo cáo quyết toán chứa đầy đủ nội dung (2,62). Bên canh đó công tác quyết toán của bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ còn một số tiêu chí được đánh giá ở mức độ trung bình như: Báo cáo quyết toán có tính toán và đánh giá các chỉ tiêu (2,51); Sổ sách theo dõi đã đầy đủ và đúng quy định (2,56); Đối chiếu kiểm tra được tiến hành thường xuyên (2,58); Các biểu mẫu báo cáo được sử dụng thống nhất (2,27).

3.3.3.2. Kiểm tra tài chính

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ được tiến hành trong suốt chu trình ngân sách, từ khi lập dự toán đến khi chấp hành và quyết toán các nội dung hoạt động tài chính của đơn vị; bao gồm cả hoạt động tự kiểm tra, hoạt động kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước và hoạt động kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước.

Cuối năm ngân sách, đơn vị thực hiện tự kiểm tra công tác quản lý tài chính, kế toán và lập báo cáo kết quả tự kiểm tra. Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra các khoản thu ngân sách, thu hoạt động của đơn vị; kiểm tra các khoản chi ngân sách, chi khác của đơn vị; kiểm tra việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích lập các quỹ; kiểm tra việc

quản lý và sử dụng tài sản cố định; kiểm tra việc quản lý và sử dụng vật liệu, dụng cụ; kiểm tra việc quản lý sử dụng quỹ lương; kiểm tra các quan hệ thanh toán; kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền; kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính; kiểm tra kế toán và kiểm tra việc tổ chức và lãnh đạo công tác tài chính, kế toán. Việc kiểm tra của đơn vị được thực hiện nhằm nâng cao tính trách nhiệm trong quản lý tài chính của các đối tượng có liên quan.

Cơ quan tài chính thực hiện kiểm tra, giám sát thông qua việc kiểm tra, giám sát công tác lập dự toán, phân bổ dự toán và thẩm định báo cáo quyết toán của đơn vị. Kết quả kiểm tra xét duyệt quyết toán của cơ quan tài chính hằng năm cho thấy, công tác quản lý tài chính, kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ được thực hiện tốt. Bệnh viện thực hiện tốt các mẫu biểu sổ sách kế toán, nộp báo cáo quyết toán đúng thời gian quy định, thực hiện hạch toán kế toán đúng quy định. Đồng thời, các nhiệm vụ thu, chi được thực hiện tốt, số thu từ viện phí, BHYT được bệnh viện sử dụng 35% thực hiện cải cách tiền lương theo quyết định của tỉnh.

Việc kiểm tra, kiểm soát của Kho bạc nhà nước được thực hiện thông qua việc kiểm tra, kiểm soát các chứng từ thu, chi NSNN tại kho bạc. Công tác tự kiểm tra, giám sát của bệnh viện được thực hiện 2 lần trong năm (6 tháng đầu năm và sáu tháng cuối năm). Nội dung kiểm tra gồm 10 nội dung: Kiểm tra tình hình thực tế trong việc thực hiện các khoản thu ngân sách, thu hoạt động của đơn vị; Kiểm tra các khoản chi ngân sách, chi khác của đơn vị; Kiểm tra việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động trích và lập các quỹ; Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản; Kiểm tra việc quản lý sử dụng quỹ lương; Kiểm tra các quan hệ thanh toán; Kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền; Kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính Theo kết quả tự kiểm tra của bệnh viện các khoản thu, chi của bệnh

viện được thực hiện đúng với chính sách, chế độ quy định của nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện, các khoản chi nằm trong tổng dự toán được duyệt. Chênh lệch thu chi được phân phối theo đúng quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP và thông tư 71, thông tư 113 của Bộ Tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ. Đồng thời, việc quản lý sử dụng tài sản của đơn vị đảm bảo đúng mục đích, không gây lãng phí. Công tác khoán chi đối với một số khoản chi về vật liệu, dụng cụ, chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ đã được các đơn vị sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả.

Nhìn chung, công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của bệnh viện được thực hiện khá thường xuyên, đảm bảo cho các hoạt động tài chính tại bệnh viện được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Để có cái nhìn thực về về công tác kiểm tra tài chính bảng số liệu sau sẽ đánh giá thực tế qua khảo sát về công tác kiểm tra tài chính của bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ như sau:

Bảng 3.13. Đánh giá công tác kiểm tra tài chính

STT Tiêu chí Điểm Ý nghĩa

1 Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên

3,18 Khá

2 Các nội dung thanh tra, kiểm tra được tiến hành toàn bộ

3,05 Khá

3 Việc thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra được đơn vị chú trọng sửa chữa

3,24 Khá

4 Hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra tốt 3,57 Tốt

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Số liệu thống kê trong bảng trên cho thấy công tác kiểm được đánh giá là khá tốt. Các tiêu chí được đánh giá có giá trị trung bình trong khoảng 3,05 -

3,57. Trong đó tiêu chí “Hệ Hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra tốt” được đánh giá có giá trị trung bình cao nhất là 3,57.

3.2.4.Hệ thống công cụ quản lý tài chính tại bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ

3.2.4.1. Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước

Thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập

Cụ thể trong các hoạt động được chủ động thực hiện:

+ Bệnh viện đã thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, sắp xếp bộ máy, tuyển dụng cán bộ, chi trả thu nhập trong năm cho người lao động và trích lập sử dụng các quỹ (đặc biệt là quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp).

+ Về thực hiện nhiệm vụ Bệnh viện đã thể chế hóa tất các các hoạt động dưới hình thức văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc.

+ Về tài chính: Công tác Xã hội hóa y tế đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt đã thu hút được các nguồn lực xã hội lớn, giảm bớt gánh nặng ngân sách Nhà nước, tăng nguồn vốn đầu tư kỹ thuật, nâng cao chất lượng KCB, giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại, giảm bớt chi phí đi lại và điều trị.

Hiện nay, Bệnh viện đã thực hiện xây dựng kế hoạch hàng năm sát với thực tế nhằm đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Bệnh viện thực hiện lập kế hoạch thu chi tài chính hàng năm nhằm bảo đảm cân đối đủ nguồn lực thực hiện các chế độ chính sách đã đươc cấp có thẩm quyền ban hành và theo đúng qui định của Luật ngân sách nhà nước.Căn cứ vào quy mô hoạt động, cơ sở vật chất và các hoạt động dịch vụ năm báo cáo Bệnh viện dự kiến nguồn thu năm kế hoạch. Dựa vào kế hoạch chi tiêu và số liệu chi cho con người, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ bản của năm báo cáo dự kiến các khoản chi năm kế hoạch đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.4.3. Qui chế chi tiêu nội bộ

Hiện nay, Bệnh viện đã thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để tăng nguồn thu và kiểm soát chi tiêu sao cho hiệu quả. Nội dung của quy chế quy định định mức, tiêu chuẩn các khoản chi về tiền lương, phụ cấp cho người lao động, định mức chi cho công tác quản lý, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và trích lập các quỹ.

Ngoài ra còn xây dựng rất nhiều nội dung chi tiêu cụ thể khác trong quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định hiện hành của nhà nước. Tuy nhiên, một số nội dung chi và mức chi vẫn chưa phù hợp.

3.2.4.4. Công cụ hạch toán, kế toán, kiểm toán

Công tác hạch toán kế toán được thực hiện theo Quyết định số 19/2006/QĐ- BTC về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thay thế Quyết định 999/TC/QĐ/CĐKT. Hiện nay việc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ đã từng bước đi vào nề nếp, ổn định và bước đầu đã tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của Bệnh viện.

Tại bệnh viện, hầu hết các bộ phận đều đã ứng dụng công nghệ thông tin, bệnh viện đã trang bị một phần mềm viện phí toàn viện, việc sử dụng phần mềm viện phí giúp cho quá trình thực hiện chế độ chứng từ, quá trình

thu chi, thanh toán cho bệnh nhân nhanh gọn hơn, tránh được những phiền hà, tiêu cực không đáng có.

Tại Phòng Tài chính kế toán của bệnh viện, công việc kế toán cũng được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán được xây dựng theo hình thức kế toán mà Phòng Tài chính kế toán áp dụng để ghi sổ kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện kế toán.

Lãnh đạo bệnh viện đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm toán nội bộ nên đã tổ chức triển khai hoạt động kiểm toán nội bộ tại đơn vị, đã thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán định kỳ hàng năm. Việc kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo các hoạt động thu chi của bệnh viện thực hiện theo đúng chế độ tài chính của nhà nước, hạn chế rủi ro thất thoát tài sản và nhằm làm lành mạnh hoá hoạt động tài chính.

3.2.4.5. Kiểm tra, thanh tra

Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên và đột xuất cụ thể như sau:

- Thành lập ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ thanh tra kiểm tra tất cả các mảng hoạt động của bệnh viện trong đó có thanh tra kiểm tra nội bộ định kỳ về tài chính.

- Hàng ngày, kho bạc nhà nước là nơi kiểm soát tất cả các hoạt động thu chi tài chính có nguồn gốc NSNN thông qua quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện.

+ Định kỳ hàng năm Sở Y Tế trực tiếp kiểm tra và thẩm định phê duyệt quyết toán. Đặc biệt, nhà nước đã quy định thực hiện công khai tài chính, công khai phân bổ và sử dụng NSNN hàng năm theo quyết định 192/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng. Điều này không chỉ giúp bệnh viện tự kiểm tra, thanh tra mà còn thực hiện tốt quy chế công khai dân chủ.

- Kiểm tra, thanh tra đột xuất: Ngoài các hoạt động kiểm tra, thanh tra thường xuyên được thực hiện như trên, công tác kiểm tra, thanh tra đối với

quản lý tài chính bệnh viện còn có các đoàn thanh tra đột xuất như: Kiểm toán Nhà nước, thanh tra Bộ Tài chính và thanh tra của các đơn vị quản lý trực tiếp. Nhìn chung công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động tài chính được nhà nước quan tâm và thực hiện thường xuyên nhằm hướng các hoạt động tài chính của nhà trường thực hiện theo quy định và làm lành mạnh hoá hoạt động tài chính.

3.2.4.6.Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Bệnh viện thực hiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả, thực hiện ban hành hướng dẫn về quy trình, thủ tục, thời hạn thanh toán cho cán bộ viên chức trong đơn vị thực hiện và thường xuyên điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ khi có sự thay đổi về chính sách cũng như khi định mức chế độ chi tiêu không còn phù hợp, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ làm công tác quản lý tài chính không những giỏi về chuyên môn mà còn thành thạo về tin học để khai thác có hiệu quả hệ thống máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)