5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính của Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Thái Nguyên
Công tác quản lý tài chính bệnh viện đã vượt qua khó khăn để vừa đảm bảo công bằng y tế, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, cân đối thu chi. Điều này có nghĩa là vừa đảm bảo “khung” tài chính do Nhà nước quy định (mức giá viện phí, chế độ miễn giảm) vừa đảm bảo các mục tiêu hiệu quả và công bằng trong quản lý tài chính. Cụ thể bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên đã thực hiện các biện pháp như sau:
Thứ nhất, để có thêm nguồn kinh phí trong điều kiện NSNN cấp cho rất hạn hẹp, một mặt Bệnh viện sử dụng biện pháp tăng thu viện phí và BHYT, nhưng đồng thời thực hiện chế độ miễn giảm cho người nghèo, người có công với cách mạng. Đây được coi là hướng hợp lý nhất nhằm đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Thứ hai, ngoài khai thác nguồn tài chính từ NSNN, nguồn viện phí, BHYT, bệnh viện đã tăng cường sự đóng góp của nhân dân, phát huy nội lực của Bệnh viện, đặc biệt là mở rộng nguồn xã hội hóa, nhờ đó đã đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
Thứ ba, xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợp lý đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho công tác chuyên môn đồng thời cân
đối nguồn tài chính của bệnh viện. Bước đầu thực hiện khoán quản vật tư văn phòng phẩm, điện, nước tại các khoa, phòng, trung tâm trong bệnh viện tiến tới hạch toán tài chính riêng cho trung tâm Ung bướu và trung tâm Huyết học truyền máu.
Thứ tư, quản lý và sử dụng các nguồn ngân sách của nhà nước, viện phí, viện trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác đảm bảo minh bạch và theo đúng quy định.
Thứ năm, tổ chức thu viện phí đảm bảo thuận tiện cho người bệnh, đảm bảo công khai và chính xác trong việc thu viện phí và thanh toán viện phí cho người bệnh.
Thứ sáu, triển khai thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP có hiệu quả, năm 2014 tăng thêm 33% ngân sách hoạt động chung cho bệnh viện so với năm 2012 và 16% ngân sách hoạt động chung cho bệnh viện so với năm 2013 [16].