5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số bệnh viện công ở Việt Nam
nói chung
lý tài chính gắn liền với tự chủ bệnh viện theo Nghị định 43 từ năm 2006. Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về thực trạng thu chi và thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính trong tự chủ bệnh viện.
Nhóm nghiên cứu chính sách phát triển của Ngân hàng thế giới đã công bố kết quả của một nghiên cứu gần đây của họ về ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện công tại Việt Nam vào tháng 7 năm 2012 [13]. Theo kết quả của nghiên cứu này, chính sách tự chủ bệnh viện tại Việt Nam dẫn đến tăng cả số lượng bệnh nhân nội trú và ngoại trú mặc dù không nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng giường bệnh và hiệu quả hoạt động thì không thay đổi do cấu trúc chi phí không thay đổi. Nghiên cứu này chỉ ra rằng mặc dù số lượng bệnh nhân tăng và cấu trúc chi không thay đổi, song tổng chi phí không tăng. Trong khi đó, chi phí từ tiền túi của bệnh nhân và chi phí cho một ca bệnh lại tăng. Bên cạnh đó, cũng không thấy sự cải thiện về chất lượng KCB và mức độ nguồn lực được sử dụng.
Kết quả của các nghiên cứu khác tại các bệnh viện công lập ở Việt Nam lại cho thấy: Sau khi thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính, các đơn vị đều mở rộng các loại hình dịch vụ KCB.Do vậy, nguồn thu của các bệnh viện đều tăng. Tỷ trọng và cơ cấu nguồn thu đều thay đổi theo hướng tỷ trọng NSNN cấp giảm, tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp tăng. Cơ cấu chi cũng có sự thay đổi. Thu nhập của nhân viên y tế (NVYT) được cải thiện.
Năm 2014, Viện Chiến lược và chính sách y tế phối hợp với Vụ Kế hoạch tài chính Bộ y tế (BYT) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 43 trong hệ thống bệnh viện công lập [13]. Nghiên cứu gồm 3 mục tiêu, trong đó có mục tiêu đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định 43 tại các bệnh viện công lập về các mặt: Thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra cắt ngang kết hợp với hồi cứu các số liệu hoạt động của bệnh viện trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2013. Số liệu được thu thập dựa trên
biểu mẫu có sẵn, phỏng vấn cán bộ y tế, thảo luận nhóm (TLN) và phân tích bệnh án. Nghiên cứu được thực hiện tại 18 bệnh viện gồm 7 bệnh viện tuyến trung ương (tại Hà Nội có Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Bạch Mai), 5 bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố và 6 bệnh viện tuyến quận huyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các bệnh viện đều mở rộng các loại hình dịch vụ KCB, do đó có sự thay đổi rõ rệt về các hoạt động chuyên môn. So sánh số liệu 2013 và 2010 tại các bệnh viện trung ương cho thấy: Công suất sử dụng giường bệnh tăng 17%, số lượt nhập viện tăng 1,2-1,4 lần, số xét nghiệm bình quân/lượt bệnh nhân tăng 1,4 lần và chụp CT Scanner trung bình/lượt bệnh nhân tăng 2 lần.
Quản lý tài chính hiệu quả đã tạo điều kiện cho các bệnh viện chủ động hơn. Tổng nguồn thu của các bệnh viện tăng nhanh qua các năm từ khi thực hiện tự chủ. So sánh năm 2013 với năm 2010, nguồn thu của bệnh viện tuyến trung ương tăng gần 3 lần, trong đó mức tăng chủ yếu là từ nguồn thu sự nghiệp bao gồm viện phí trực tiếp, viện phí bảo hiểm y tế (BHYT) và nguồn thu khác. Tỷ trọng và cơ cấu các nguồn thu thay đổi theo hướng tỷ trọng nguồn thu từ NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên (HĐTX) giảm liên tục qua các năm, trong khi tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp tăng và chiếm đến 72% ở bệnh viện tuyến trung ương. Về cơ cấu chi cũng có sự thay đổi: Tổng chi cho con người tăng (ở bệnh viện trung ương năm 2013 tăng 1,9 lần năm 2010). Tỷ trọng chi cho thuốc trong tổng chi cho chuyên môn nghiệp vụ có xu hướng tăng. Chi duy tu bảo dưỡng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi cho chuyên môn nghiệp vụ (CMNV) (khoảng 1%) và có xu hướng giảm rõ rệt. Chẳng hạn, thu nhập của NVYT làm việc tại các bệnh viện trung ương năm 2013 đã tăng 1,7 lần so với năm 2010.
Các bệnh viện đã tăng cường đầu tư trang thiết bị (TTB) theo hình thức XHH với các hình thức đa dạng [13]. Số TTB y tế được đầu tư tăng qua các năm, đặc biệt là các TTB kỹ thuật cao như CT scanner và MRI.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thực hiện tốt công tác quản lý tài chính có nhiều tác động tích cực song cũng cho thấy một số hạn chế như nguy cơ lạm dụng dịch vụ để tận thu dưới các hình thức sử dụng thuốc không hợp lý, tăng nhập viện nội trú, tăng thời gian điều trị nội trú và đặc biệt là tăng chỉ định các xét nghiệm và TTB kỹ thuật cao [13]. Nguy cơ tăng chi phí điều trị, ở bệnh viện tuyến trung ương chi phí điều trị nội trú năm 2013 tăng 1,1-2,8 lần năm 2010. Chất lượng phục vụ người bệnh có thể bị ảnh hưởng do đông bệnh nhân, khối lượng công việc nhiều và tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ không đủ so với quy định.
Tổng kết từ những thực tiễn nghiễn cứu trên ta có thể rút ra một số kinh nghiệm quản lý tài chính của các Bệnh viện tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất, cần có thái độ nhận biết đúng đắn rằng ngành y tế không còn chế độ bao cấp công hoàn toàn. Các Bệnh viện hiện nay là đơn vị sự nghiệp có thu một phần kinh phí, phần kinh phí này đảm bảo một phần kinh phí hoạt động của đơn vị. Tiến tới thực hiện Nghị định 85/2012/NĐ-CP của chính phủ thì các Bệnh viện hoạt động như các Doanh nghiệp tự thu, tự chi trên sự quản lý giám sát của Nhà nước. Do vậy, Bệnh viện phải có phương pháp quản lý, hướng dẫn thái độ giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế với nhân dân, coi họ như “thượng đế” của đơn vị.
Thứ hai, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại tiên tiến. Theo quy định hiện hành, các Bệnh viện giành 15% tổng số thu để đầu tư trang thiết bị phát triển Bệnh viện.
Thứ ba, cử cán bộ đi học tập nâng cao trình độ những nơi có chuyên khoa cao, chuyên khoa sâu bằng hình thức “bắt tay chỉ việc” để áp dụng được kỹ thuật tiên tiến hiện đại của các nước trên thế giới về áp dụng cho ngành y tế Việt Nam.
Thứ bốn, có chính sách hợp lý khuyến khích hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ y tế tại các Bệnh viện. Thực hiện theo chính sách pháp luật hiện
hành, ngoài thu nhập lương ngạch bậc theo thang bảng lương của Nhà nước, các đơn vị bố trí nguồn thu nhập tăng thêm, nguồn tiền thưởng để khuyến khích người có hiệu quả công việc cao sẽ được hưởng thu nhập cao từ nguồn kinh phí của Bệnh viện.
Thứ năm, chi phí khám chữa bệnh cao do có nhiều chi phí không cần thiết như việc sử dụng vật tư y tế tiêu hao do đó cần có quy chế quản lý nguồn vật tư tiêu hao dùng trong chuyên môn. Đây là nguồn chi rất lớn tại các cơ sở y tế, nếu tiết kiệm được chi phí này, đơn vị cũng có một nguồn kinh phí lớn để bố trí cho việc chi tiêu.