Những khó khăn, hạn chế của quản lý tài chính Bệnh viện đa khoa huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 88)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những khó khăn, hạn chế của quản lý tài chính Bệnh viện đa khoa huyện

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác quản lý tài chính, cải thiện đời sống cán bộ nhân viên viên, nhưng công tác quản lý tài chính tại bệnh viện cũng còn một số hạn chế cần khắc phục:

Thứ nhất, Hệ thống kế toán của bệnh viện sử dụng cơ sở thực thu, thực chi. Nghiệp vụ được ghi nhận và báo cáo vào thời kỳ thu tiền hay chi trả. Khoản nợ trong đầu tư trang thiết bị không được phản ánh trong hệ thống báo cáo tài chính chính thức. Nguồn tài chính sử dụng cũng vậy, chi phí chỉ được ghi nhận khi đã thanh toán. Các chi phí thuộc niên độ nhưng chưa trả (VD như tiền trực tiền điều động, tiền thủ thuật của nhân viên trong năm đó nhưng chưa trả) không được phản ánh. Hoặc các chi phí mua sắm TSCĐ được ghi nhận ngay vào kỳ trả tiền nhưng liên quan đến nhiều kỳ. Các kết quả hoạt động thực hiện chi tiêu ngân sách theo luật định, nhưng không sát với thực tế có thể đưa đến những quyết định không đúng đắn về mở rộng hay thu hẹp quy mô khám chữa bệnh, khuyến khích hay hạn chế chi phí…

Thứ hai, Những hạn chế trong công tác kế toán tại đơn vị, cơ chế tự chủ tài chính tạo điều kiện cho đơn vị sử dụng kinh phí một cách linh hoạt, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu công việc và tăng thu nhập cho người lao động, ngày càng mở rộng hoạt động của đơn vị. Chính vì vậy mà đòi hỏi công tác kế toán phải được cải tiến, tổ chức công tác sao cho phù hợp với điều kiện quản lý mới; việc hạch toán kế toán phải đầy đủ, rõ ràng, kịp thời và chính xác; phải quản lý chặt chẽ các nguồn thu, phê duyệt chi đúng đắn; thường xuyên đối chiếu, kiểm tra sổ sách với thực tế, thường xuyên cập nhật thông tin, các quy định của nhà nước có liên quan. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi như vậy trong công tác kế toán khi chuyển sang cơ chế mới, hiện tại bộ máy tổ chức quản lý tài chính chưa nắm bắt được tinh thần của các công văn, thông tư hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đơn vị còn nhiều lúng túng trong công việc chi trả lương tăng thêm và trích lập các quỹ.

Thứ ba, Cơ cấu chi tài chính tại bệnh viện chưa thực sự phù hợp, chủ yếu vẫn là chi thanh toán cho cá nhân, các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn chưa phải là khoản chi được ưu tiên. Hiệu quả sử dụng vốn ngân sách ở một số lĩnh vực công tác chưa thực sự hiệu quả. Chẳng hạn: đầu từ sửa chữa công trình chưa hiệu quả, hiệu suất sử dụng chưa cao. Do đó, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các khoản chi NSNN tại đơn vị.

Thứ tư, Chế độ chính sách tài chính có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn mang tính bình quân nên chưa thực sự khuyến khích được những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của bệnh viện, tạo ra tư tưởng bao cấp cho một bộ phận cán bộ, nhân viên.

Thứ năm, trong quá trình quản lý tài chính tại bệnh viện vẫn còn tình trạng sử dụng lãng phí vốn NSNN, đặc biệt, trong việc khai thác, sử dụng tài sản.

Thứ sáu, hoạt động dịch vụ của thời gian qua tuy có được mở rộng nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Chính vì vậy, gây nên tình trạng lãng phí trong sử dụng nguồn kinh phí để duy trì hoạt động và không khai thác được nguồn thu cho bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)