6. Bố cục luận văn
4.2.4. Giải pháp sử dụng nguồn tài chính của Bệnhviện
4.2.4.1. Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợp lý
Định mức chi NSNN không những là căn cứ để lập kế hoạch mà còn là cơ sở để tiến hành công tác kiểm tra kiểm sát công tác tài chính kế toán. Mỗi khoản chi của Bệnh viện cần phải có tiêu chuẩn định mức hợp lý nhằm đảm
bảo tính hiệu quả tránh lãng phí. Khi xây dựng định mức tiêu chuẩn trong nội bộ cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo cho Bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với tính đặc thù trong lĩnh vực y tế nhưng vẫn đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính.
Thứ hai, quy chế chi tiêu nội bộ được công khai thảo luận trong Bệnhviện, có ý kiến của tổ chức công đoàn. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng chuyên môn. Tăng thu, tiết kiệm chi hành chính và tổ chức, phân công lao động cho hợp lý và có hiệu quả.
Để đảm bảo các nguyên tắc trên, quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện thực hiện theo các bước sau:
- Xác định nhu cầu chi cho mỗi nhóm chi. Việc xác định chi cho mỗi nhóm có thể dựa trên: Định mức tiêu hao các loại vật tư dụng cụ cho mỗi hoạt động và theo quy chế nội bộ cũng như quy định hiện hành của nhà nước.
- Căn cứ vào số lượng thống kê qua số chi quyết toán từ đó lượng giá chất lượng và lượng giá hiện thực hiệu các mục tiêu đề ra của Bệnh viện. Từ đó đúc rút kinh nghiệm để lên kế hoạch cho phù hợp.
- Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi để quyết định định mức chi cho từng nhóm. Đây là bước khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải xác lập thứ tự ưu tiên đối với từng khoản chi. Đồng thời phải dành ra một khoản "không tiên lượng trước”- quỹ dự phòng để đảm bảo chi tiêu trong trường hợp có biến động: lạm phát, quy định của nhà nước thay đổi...
Thứ ba: tăng chi cho hoạt động chuyên môn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện. Muốn vậy cần thực hiện tốt các chính sách đối với đội ngũ bác sỹ và nhân viên y tế.
Tiếp tục đầu tư cải thiện môi trường làm việc và các hoạt động xã hội để tăng tính chuyên nghiệp, năng động cùng với bầu không khí thân thiện vui
vẻ. Sao cho hàng tuần, hàng tháng, cùng với các ngày lễ trọng đại cán bộ nhân viên lại cùng nhau hòa mình vào những sinh hoạt tập thể thú vị, tăng thêm kinh phí từ quỹ phúc lợi tổ chức kỳ nghỉ mát cho tất cả cán bộ nhân viên trong bệnh viện nhằm tái tạo sức lao động cho cán bộ nhân viên bệnh viện.
4.2.4.2. Thực hiện khoán, quản tại một số khoa, phòng trong Bệnh viện.
Thực hiện khoán quản có nghĩa là Bệnh viện chỉ khoán về kế hoạch còn toàn bộ nguồn tài chính vẫn do Bệnh viện thu và quản lý. Bệnh viện giao cho các Khoa, phòng nhận khoán một mức khoán. Nếu vượt quá ngưỡng khoán đó đơn vị nhận khoán được thưởng theo mức trong khung quy định của Nhà nước.
Bệnh viện trường Đại học Y khoa có 7 khoa.Việc xác định mức khoán kế hoạch dựa trên một số kinh phí mà Bệnh viện chi cho bộ phận này. Làm tốt công tác khoán sẽ giúp cho Bệnh viện giảm sức ép quản lý theo chiều rộng, tập trung nguồn lực quản lý theo chiều sâu. Đồng thời vẫn đảm bảo cho việc quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí nhất là tránh thất thoát các nguồn thu. Đối với các đơn vị nhận khoán bắt buộc phải có kế hoạch tăng thu tiết kiệm các khoản chi.
4.2.4.3. Tăng cường cơ sở vật chất, đưa tiến bộ tin học ứng dụng vào công tác quản lý bệnh viện nói chung và quản lý tài chính nói riêng
Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao, việc tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị làm việc đưa ứng dụng tin học vào trong quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lượng quản lý là việc làm hết sức có ý nghĩa. Trong quá trình thực hiện giải pháp này cần chú ý tới một số vấn đề sau:
- Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các máy móc chuyên môn cần theo chiến lược sử dụng. Công nghệ thích hợp: công nghệ mới, hiện đại nhưng giá cả phải chăng, dễ sử dụng, dễ bảo trì nguồn nguyên liệu cho hoạt động của máy móc phải đa dạng, có nguyên liệu thay thế.
- Hiện đại hóa trang thiết bị làm việc không có nghĩa là mua sắm thiết bị đắt tiền mà là cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động cho Bệnh viện. Đảm bảo các thiết bị tối cần thiết cho hoạt động hành chính như: phương tiện đi lại, máy vi tính... theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.
- Tăng cường quản lý tài chính bằng cách thực hiện triển khai đồng bộ việc ứng dụng công nghệ vào trong quản lý. Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ.Đưa phần mềm quản lý văn phòng nội, ngoại trú vào sử dụng cũng như nâng cấp, cải tiến phần mềm kế toán đang dùng.
4.2.4.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ cao
Có thể nói một trong những nhân tố quan trọng ảnh hướng đến công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài chính Bệnh viện nói riêng là đội ngũ cán bộ công tác Tài chính kế toán. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ Tài chính chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ Tài chính kế toán cần được xem như một khâu then chốt trong việc hoàn thiện quản lý Tài chính. Để thực hiện giải pháp này cần từng bước thực hiện các bước sau:
- Rà soát đánh giá lại toàn bộ bộ máy quản lý Tài chính - Kế toán về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức. Trên cơ sở đó tiến hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn lại toàn bộ bộ máy quản lý Tài chính của Bệnh viện.
- Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức: Tham gia các lớp đào tạo trung, cao cấp, tham dự các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như cập nhật các văn bản chế độ, kiến thức mới trong quản lý.
- Cán bộ làm công tác tài chính kế toán phải là những cán bộ trung thực, phải có nghiệp vụ chuyên môn giỏi. Do đó, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn.