6. Bố cục luận văn
3.4.2. Nhân tố bên trong của bệnhviện
Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch hoạt động và điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của bệnh viện.
Việc quản lý tài chính của Bệnh viện trường Đại học Y Khoa được thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ tài chính. Việc chi thường xuyên, không thường xuyên đều qua sự kiểm tra giám sát của Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên. Bệnh viện trường Đại học Y khoa chịu sự kiểm tra tài chính của cơ quan chủ quản, bệnh viện lưu trữ chứng từ theo đúng quy định để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra và công tác quản lý tài chính của đơn vị. Điều này tạo thuận lợi cho công tác quản lý tài chính hiện nay của bệnh viện.
Về phương pháp lập dự toán trong bệnh viện được lập hàng năm, tuy nhiên vẫn sử dụng theo phương pháp truyền thống tức là căn cứ chính vào số liệu của năm liền trước sau đó điều chỉnh tăng theo tỷ lệ chung. Hệ thống báo cáo tài chính của Bệnh viện chỉ mang tính pháp lệnh, tuân thủ chưa phát huy được hiệu quả cung cấp thông tin về tình hình hoạt động và tài chính của bệnh viện, bao gồm Bảng cân đối, quyết toán ngân sách, thuyết minh báo cáo tài chính.
Thứ hai: Xây dựng và quản lý sự vận hành của bộ máy, các bộ phận tổ chức chính của bệnh viện.
Mô hình bộ máy tổ chức quản lý của bệnh viện hiện nay là mô hình trực tuyến - chức năng. Đứng đầu bệnh viện là Ban Giám đốc (GĐ) gồm 1 GĐ và các PGĐ: GĐ là người đứng đầu bệnh viện, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về việc thực hiện các quy chế, quy định của Nhà nước, của ngành về công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Trợ lý gần nhất giúp việc cho GĐ là các PGĐ. Mỗi PGĐ được phân công phụ trách từng nội dung công việc: PGĐ phụ trách chuyên môn, PGĐ phụ trách tài chính... Tuy nhiên, ban lãnh đạo bệnh viện đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, vừa quản lý vừa trực tiếp giảng dạy, khám chữa bệnh nên chưa thực sự giành thời gian nhiều trong công tác quản lý tài chính.
Bên cạnh đó, bộ máy kế toán bệnh viện cũng như trang thiết bị tại bệnh viện còn hạn chế, đơn giản về số lượng nên phần nào gặp nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Thông tin định tính cho thấy lãnh đạo bệnh viện đã chỉ đạo việc giảm chi phí và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực con người, ví dụ như hợp đồng thuê ngoài thực hiện một số chức năng không trực tiếp liên quan đến khám chữa bệnh, sử dụng nhiều nhân viên hợp đồng hơn và sắp xếp lại tổ chức các khoa phòng.
Thứ ba: Xây dựng quy chế bệnh viện: Quy chế bệnh viện là xương sống của bệnh viện vì mọi hoạt động đều dựa và quy chế chuyên môn của bệnh viện.
Tuy nhiên hầu hết lãnh đạo bệnh viện đều không được đào tạo bài bản về quản lý bệnh viện. Các chính sách, quy định ban hành còn thiếu sự đồng bộ, gây khó khăn cho bệnh viện trong thực hiện chính sách tự chủ bệnh viện. Còn có một số khoảng trống trong khung chính sách cần được giải quyết để có thể kiểm soát và giám sát hoạt động của bệnh viện, bao gồm: hướng dẫn điều trị chuẩn nhằm kiểm soát công suất sử dụng, đánh giá công nghệ y tế và lên kế hoạch tổng thể về năng lực bệnh viện và trang thiết bị có chi phí cao.
Thứ tư: Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính bệnh viện.
Con người là nhân tố trung tâm trong hoạt động của một tổ chức. Đặc biệt do đặc thù của Bệnh viện là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho CSSK con người thì yếu tố con người lại càng quan trọng đòi hỏi con người phải vừa có Tâm vừa có Tài. Trong yếu tố con người ở đây cần nhấn mạnh đến cán bộ quản lý.
Tại bệnh viện trường Đại học Y khoa - ĐHTN hiện nay, nhìn chung cán bộ quản lý tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, hiểu biết nên đưa ra được những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin kịp thời và chính xác làm cho công tác tài chính có kết quả tốt. Tuy nhiên năng lực tiếp cận cái mới còn nhiều hạn chế, mới chỉ ở cấp độ kế toán tài chính thông thường, mà chưa có con mắt kế toán của nhà kế toán quản trị nên phân tích lập kế hoạch về tài chính còn nhiều hạn chế, công tác tham mưu cho thủ trưởng đơn vị và tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng, bất cập. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác quản lý tài chính của bệnh viện.
3.5. Những nhận xét, đánh giá sau khi phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện trường Đại học Y Khoa - Đại học Thái Nguyên