Nộidung của công tác quản lý tài chính bệnhviện công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện trường đại học y khoa đại học thái nguyên (Trang 25 - 30)

6. Bố cục luận văn

1.2.5. Nộidung của công tác quản lý tài chính bệnhviện công lập

Dự toán thu chi của bệnh viện là bản kế hoạch dự kiến các khoản thu và các khoản thu chi tiêu tài chính của bệnh viện trong một năm.

Về thực chất, lập dự toán thu chi của bệnh viện là thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hóa định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động ngắn hạn của bệnh viện, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo

được hoạt động thường xuyên của bệnh viện, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của bệnh viện, tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực, từng bước tính công bằng các nguồn đầu tư cho bệnh viện.

Dự toán thu chi là khâu tiền đề, có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý tài chính nói chung, quản lý tài chính của bệnh viện nói riêng. Dự toán thu chi giúp bệnh viện chủ động thực hiện các kế hoạch hoạt động đồng thời dễ dàng thực hiện dự toán thu chi có hiệu quả, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên trong và bên ngoài cho sự phát triển của bệnh viện qua đó hạn chế tới mức thấp nhất việc lãng phí về nguồn lực.

Nội dung của dự toán thu chi bao gồm dự toán thu và dự toán chi:

(1) Dự toán thu là tính hết các nguồn thu sẵn có và thường xảy ra trong năm, đồng thời dự tính các nguồn thu mới.

(2) Dự toán chi là một kế hoạch đảm bảo kinh phí cho đơn vị hoạt động. Việc xây dựng dự toán thu chi đòi hỏi kịp thời, sát thực tế và toàn diện cần chú ý một số yêu cầu sau:

Về tính thời gian: dự toán của năm phải hoàn thành trước một quý, của một quý phải trước một tháng.

Về tính toàn diện: đòi hỏi tất cả các cá nhân, các khoa, phòng, các bộ phận nhỏ trong đơn vị xây dựng lên để đơn vị tổng hợp thành nhu cầu của đơn vị.

Về tính chính xác: cần có những dự toán xuất phát từ những yêu cầu cụ thể của từng việc cụ thể của từng việc làm.

Việc xây dựng dự toán thu chi của bệnh viện phải dựa trên các căn cứ thực tế và đảm bảo tính toàn diện. Các căn cứ chủ yếu là phương hướng nhiệm vụ của đơn vị; Chỉ tiêu kế hoạch có thể thực hiện được; Kinh nghiệm thực hiện của các năm trước, quý trước; Khả năng ngân sách Nhà nước cho phép; Khả năng cung cấp vật tư của Nhà nước và của thị trường; Khả năng tổ chức quản lý và kỹ thuật của đơn vị.

Tổ chức thực hiện dự toán

Tổ chức thực hiện dự toán thu chi là việc sử dụng một cách tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu đã được ghi trong dự toán thu chi thành hiện thực.

Tổ chức thực hiên dự toán thu chi là khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chính bệnh viên. Thực hiện dự toán đúng đắn là tiền đề quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu phát triển bệnh viện.Tổ chức thực hiện dự toán là nhiệm vụ của tất cả các phòng, ban, các bộ phận trong đơn vị.Việc thực hiện dự toán diễn ra trong một niên độ ngân sách.

Việc tổ chức thực hiện dự toán thu chi bao gồm các nội dung sau: Sau khi đã được Nhà nước và cơ quan tài chính xem xét thông báo cấp vốn hạn mức, vốn sản xuất hay vốn lưu động, phải tính toán các khoản ngoại tệ để nhập thuốc men, hoá chất, trang thiết bị của từng đơn vị theo chức năng đã phân cấp, tiến hành phân bổ ngân sách cho từng đơn vị, từng bộ phận trong lĩnh vực quản lý cơ sở để chủ động sử dụng cho nhiệm vụ kế hoạch. Đồng thời tổ chức thực hiện thu nhận từ các nguồn theo kế hoạch và quyền hạn; tổ chức thực hiện các khoản chi theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức Nhà nước đã quy định.

Yêu cầu của thực hiện dự toán thu chi là phải đảm bảo phân phối, cấp phát, sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.Không những thế, việc tổ chức thực hiện dự toán thu chi còn phải đảm bảo giải quyết linh hoạt về kinh phí. Do sự hạn hẹp của nguồn kinh phí và những hạn chế về khả năng dự toán nên giữa thực tế diễn ra trong quá trình chấp hành và dự toán có thể có những khoảng cách nhất định đòi hỏi phải có sự linh hoạt trong quản lý. Nguyên tắc chung là chi theo dự toán, nhưng nếu không có dự toán mà cần chi thì phải có quyết định đặc biệt của thủ trưởng, có thứ tự ưu tiên cho việc gì trước việc gì sau.

Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán thu chi và nhận được thông báo cấp vốn hạn mức, đơn vị chủ động sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phải tiến hành tổ chức thực hiện thu nhận các nguồn tài chính theo kế hoạch và theo quyền hạn; tổ chức thực hiện các khoản chi theo chế độ, tiêu chuẩn và định mức theo quy định của Nhà nước trên cơ sở đánh giá hiệu quả, chất lượng công việc

Thanh tra và kiểm tra giám sát thực hiện

Thanh tra, kiểm tra thực hiện dự toán thu chi là việc sử dụng các biện pháp, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ tài chính kế toán để thanh kiểm tra đối với toàn bộ quá trình lập dự toán thu chi và việc thực hiện dự toán thu chi của đơn vị.

Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện dự toán thu chi có vị trí quan trọng trong quản lý tài chính. Quá trình thanh tra, kiểm tra giúp đơn vị phát hiện sớm những sai sót, hạn chế trong quá trình lập dự toán và thực hiện dự toán thu chi từ đó điều chỉnh, uốn nắn các hoạt động này đi vào nề nếp. Ngoài ra việc kiểm tra giúp đơn vị nắm được tình hình quản lý tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả công tác quản lý tài chính.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra được tiến hành đối với toàn bộ quá trình từ khi lập dự toán thu chi đến việc tổ chức thực hiện dự toán thu chi, bao gồm:

- Dự toán thu: Các nguồn thu của bệnh viên như thu từ ngân sách nhà nước; Viện phí (thu trực tiếp từ người bệnh và thu từ bảo hiểm y tế); Viện trợ và các khoản thu khác…

- Dự toán chi: chi đầu tư phát triển như chi xây dựng cơ sở vật chất cho bệnh viện, chi sửa chữa lớn tài sản cố định và khoản chi mua sắm tài sản cố định; chi thường xuyên đảm bảo hoạt động của bệnh viện. Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn; và các khoản chi khác.

- Việc tổ chức thực hiện dự toán thu chi theo từng nội dung trong dự toán thu chi.Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý tài chính đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên để phát hiện những sai sót, uốn nắn và đưa công tác đi vào nề nếp.Có thể mỗi tháng đơn vị kiểm tra một lần, ba tháng cấp trên xuống kiểm tra một lần. Về phương thức có thể thực hiện kiểm tra đột xuất, kiểm tra điểm hoặc thông báo trước.

Quyết toán và đánh giá

Quyết toán tài chính là tập hợp các báo cáo tài chính theo hệ thống, tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, tình hình cấp phát, tiếp nhận kinh phí của Nhà nước, kinh phí viện trợ, tài trợ và tình hình sử dụng của từng loại kinh phí có tại đơn vị; tổng hợp tình hình thu, chi và kết quả từng loại hoạt động kinh doanh, dịch vụ của đơn vị.

Công tác quyết toán và đánh giá tài chính là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng kinh phí. Đây là quá trình phản ánh đầy đủ các khoản chi và báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội dung và các khoản chi tiêu.

Trên cơ sở các số liệu báo cáo quyết toán có thể đánh giá hiệu quả phục vụ của chính bệnh viện, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồng thời rút ra những ưu khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình quản lý để làm cơ sở cho việc quản lý cở các chu kỳ tiếp theo đặc biệt là làm cơ sở cho việc lập dự toán thu chi của năm sau. Ngoài ra công tác đánh giá còn để xem xét việc gì đạt hiệu quả, những việc gì không đạt gây lãng phí để có biện pháp động viên kịp thời cũng như rút ra kinh nghiệm trong quản lý.

Để thực hiện quyết toán và đánh giá tài chính, đơn vị phải lập bảng báo cáo kết quả việc quản lý sử dụng vốn bằng số liệu cụ thể, trên cơ sở số liệu đó đánh giá hiệu quả phục vụ chính của đơn vị, đánh giá ưu khuyết điểm của từng bộ phận sau một năm hoặc một quý. Muốn đánh giá phải tổ chức bộ máy kế toán theo quy định: mở sổ sách theo dõi đầy đủ và đúng quy định; ghi chép cập nhật, phản ánh kịp thời và chính xác; Đối chiếu kiểm tra thường xuyên;

cuối kỳ báo cáo theo mẫu biểu thống nhất và xử lý những trường hợp trái với chế độ để tránh tình trạng trên phải ra lệnh xuất toán. Báo cáo quý sau 15 ngày và báo cáo năm sau 45 ngày theo quy định của Nhà nước [22].

Việc song song phân tích các nguồn thu, mức thu và phân tích các khoản chi hoặc các hoạt động sẽ cho thấy mức độ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực cũng như các yếu tố liên quan đến công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế.

Muốn công tác quyết toán, đánh giá được tốt cần phải tổ chức bộ máy kế toán theo quy định nhưng đảm bảo tinh giản, gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả; phải mở sổ sách theo dõi đầy đủ và đúng quy định; phải ghi chép cập nhật, phản ánh kịp thời và chính xác các số liệu tài chính; phải thường xuyên tổ chức đối chiếu và kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện trường đại học y khoa đại học thái nguyên (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)