Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện trường đại học y khoa đại học thái nguyên (Trang 79 - 80)

6. Bố cục luận văn

3.3.1. Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước

Thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính Phủ và thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, bệnh viện trường Đại học Y khoa - Đại học Thái nguyên đã thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, sắp xếp bộ máy, tuyển dụng cán bộ, chi trả thu nhập trong năm cho người lao động và trích lập sử dụng các quỹ (đặc biệt là quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp) để phát triển bệnh viện.

Sau gần 10 năm thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP trên cơ sở tổng kết đánh giá kết quả đạt được cũng như những bất cập phát sinh, ngày 14/2/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP theo hướng quy định các vấn đề chung, làm căn cứ cho các bộ, cơ quan liên quan xây dựng các Nghị định riêng quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể.Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã thể hiện rõ mục tiêu đổi mới toàn diện các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị đồng bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính.

Cụ thể trong các hoạt động bệnh viện được chủ động thực hiện:

+ Về thực hiện nhiệm vụ bệnh viện đã thể chế hóa tất cả các hoạt động dưới hình thức văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong bệnh viện.

+ Về tổ chức bộ máy bệnh viện chủ động thành lập mới, sáp nhập hay giải thể các tổ chức sự nghiệp trực thuộc bệnh viện.

+ Về biên chế bệnh viện tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên tự quyết định số biên chế trong đơn vị. Giám đốc bệnh viện được quyền quyết định ký hợp đồng thuê khoán đối với các công việc không cần thiết bố trí biên chế.

+ Về tài chính: bệnh viện có thể góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ, được vay vốn của các tổ chức tín dụng cũng như được phép huy động vốn của cán bộ viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng, nâng cao hoạt động sự nghiệp. Giám đốc bệnh viện được quyền quyết định một số mức chi quản lý và chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định, được quyết định khoản chi phí cho từng bộ phận đơn vị trực thuộc. Đặc biệt bệnh viện tự chủ hoàn toàn về tài chính được toàn quyền quyết định mức thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức trong năm sau khi thực hiện trích lập quỹ theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện trường đại học y khoa đại học thái nguyên (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)