6. Bố cục luận văn
4.1. Định hướng quản lý tài chính tại Bệnhviện trường Đại học Y Khoa Đạ
4.1. Định hướng quản lý tài chính tại Bệnh viện trường Đại học Y Khoa - Đại học Thái Nguyên Đại học Thái Nguyên
4.1.1. Yêu cầu đối với việc hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện trường Đại học Y khoa
Để việc quản lý tài chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Khoa ngày càng hoàn thiện cần đảm bảo một số yêu cầu cụ thể sau:
- Tính công khai, minh bạch: được thể hiện trong việc xây dựng dự toán, thực hiện và quyết toán các khoản thu chi và thời điểm công khai đối với toàn thể công nhân viên chức trong bệnh viện.
- Gắn với trách nhiệm giải trình: Bệnh viện được trao quyền tự chủ động quản lý hoạt động của đơn vị mình trong các vấn đề liên quan: biên chế, tài chính, quản lý tài sản,…tự do sử dụng nguồn lực từ ngân sách Nhà nước nên Bệnh viện cũng phải có trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Trách nhiệm giải trình góp phần đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động bởi vì nó cho phép nhà quản lý tài chính chủ động sử dụng nguồn lực trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn thì họ sẽ nỗ lực trong việc lựa chọn các khoản mục: chi cho con người hay mua sắm vật tư,… một cách tốt nhất, sử dụng nguồn tiền tiết kiệm nhất. Cùng với yêu cầu công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của nhà quản lý sẽ hạn chế tình trạng tùy tiện, thất thoát, tham nhũng có thể xảy ra.
- Đồng thời với việc kiểm soát của cơ quan quản lý có thẩm quyền cần có sự kiểm soát trong nội bộ bệnh viện. Bởi vì, cho dù các cách thức kiểm soát đầu vào chặt chẽ, đa dạng nhưng chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống kiểm soát bên ngoài như Kho bạc, Kiểm toán, Thanh tra,…Việc
kiểm soát này không thể hạn chế hết sự lãng phí trong việc thu, chi tài chính trong đơn vị, cần có sự kiểm soát trong nội bộ mới thấy hết nguyên nhân nội tại góp phần giúp bệnh viện chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm.