6. Bố cục luận văn
3.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân
3.5.2.1. Những tồn tại
Thứ nhất, trong tổ chức xây dựng dự toán thu chi.
Trong những năm qua việc xây dựng dự toán thu chi của Bệnh viện đã được thực hiện kịp thời và toàn diện. Việc xây dựng dự toán thu chi của năm sau thường được hoàn thành quý IV của năm đó, sau đó trình Bệnh viện và các cơ quan cấp trên ra quyết định phê duyệt; việc xây dựng dự toán thu chi được tính toán toàn diện trên cơ sở tất cả các nguồn thu Bệnh viện có thể khai thác để tạo lập kinh phí hoạt động. Tuy nhiên những năm qua việc xây dựng dự toán thu chi của Bệnh viện vẫn chưa thực sự sát với thực tế làm cho Bệnh viện bị động trong việc cân đối thu chi ảnh hưởng đến hoạt động thường
xuyên. Điều này là do biến động của nhiều yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh và nhu cầu chi thường xuyên và không thường xuyên phát sinh nằm ngoài dự toán của Bệnh viện. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng dự toán thu chi còn chủ quan chỉ chủ yếu dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ thu chi của những năm trước đó mà không khảo sát nhu cầu và tình hình thực tế hoạt động của Bệnh viện.
Bên cạnh đó, Bệnh viện mới chỉ xây dựng dự toán các nguồn thu chủ yếu vẫn là từ phí và lệ phí từ hoạt động được nhà nước để lại; trong khi đó các nguồn tài chính khác như tài chính từ viện trợ, tài trợ, đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước cho Bệnh viện, các đề tài nghiên cứu khoa học, các nguồn tài chính phục vụ đào tạo, bồi dưỡng y bác sỹ và cán bộ quản lý…chưa được xây dựng vào trong dự toán để khai thác nhằm tăng nguồn thu cho Bệnh viện.
Thứ hai, trong tổ chức thực hiện dự toán thu chi. Những năm qua,
mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động đặc biệt là việc cân đối các nguồn thu đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chi, Bệnh viện đã thực hiện tốt kế hoạch thu chi đã được xây dựng dự toán hàng năm. Việc thực hiện dự toán thu chi của Bệnh viện luôn bám sát và điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế,các nguồn thu đều vượt so với dự toán hàng năm.
Tuy nhiên việc thực hiện dự toán thu chi của Bệnh viện còn một số hạn chế sau:
Các khoản chi của Bệnh viện đều vượt so với dự toán chi được xây dựng hàng năm - khoản chi tăng này chủ yếu là chi cho xây dựng cơ bản. Mặc dù các khoản thu hàng năm của Bệnh viện cũng tăng so với dự toán, tuy nhiên việc chi vượt dự toán lớn làm cho Bệnh viện gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn trang trải cho các khoản chi vượt thêm.
Mặc dù không có trong dự toán thu, nhưng những năm qua nguồn thu thực tế của Bệnh viện vẫn chủ yếu từ NSNN (NSNN cấp và từ phí lệ phí Nhà nước để lại) mà chưa khai thác được các nguồn thu khác ngoài ngân sách vẫn còn có tiềm năng rất lớn như viện trợ, tài trợ, nghiên cứu khoa học…
Thứ ba, Về phương pháp lập dự toán trong Bệnh viện vẫn theo phương
pháp truyền thống tức là căn cứ chính vào số liệu của năm liền trước sau đó điều chỉnh tăng theo tỷ lệ chung.
Thứ tư, mặc dù đã ứng dụng tin học hóa trong quản lý song khả năng
khai thác thông tin chưa cao. Vấn đề sử dụng thông tin để phân tích, lập kế hoạch còn nhiều hạn chế.
Thứ năm, hoạt động của Bệnh viện vẫn chưa thực sự đem lại mức thu
nhập, đời sống của cho cán bộ công nhân viên trong những năm gần đây không được ổn định. Mức thu nhập trung bình hàng năm có xu hướng giảm.
3.5.2.2. Những nguyên nhân của tồn tại
Một là, Cơ chế chính sách còn chồng chéo, thiếu đồng bộ. Một số cơ chế chính sách chậm sửa đổi, bổ sung tạo ra sự không đồng bộ trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới. Ngày 25/04/2006, Chính phủ đã ban hành NĐ 43/2006/NĐ-CP quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Đến ngày 09/08/2006, Chính phủ mới ban hành TT số 71/2006/TT- BTC hướng dẫn thực hiện NĐ số 43/2006/NĐ-CP và ngày 24 tháng 09 năm 2007 Chính Phủ tiếp tục ban hành TT 113/2007/TT-BTC sửa đổi bổ sung TT số 71/2006/TT-BTC. Không thể phủ nhận tính tích cực của NĐ 43/2006/NĐ- CP trong việc tạo ra hành lang pháp lý rộng rãi cho Bệnh viện Trường Đại học Y khoa nói riêng và các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung phát huy tối đa quyền tự chủ, quyền tự chịu trách nhiệm để phát triển đơn vị, tăng thu nhập cho CBCNV. Tuy nhiên việc thực hiện NĐ 43/2006/NĐ-CP trong cơ sở y tế diễn ra trong bối cảnh các chính sách liên quan còn nhiều điểm không phù hợp với tinh thần tự chủ của Nghị định. Điển hình là tính tự chủ của các cơ sở y tế về giá đầu ra của sản phẩm dịch vụ y tế đã bị giới hạn bởi khung giá viện phí lạc hậu theo quy định của chính sách thu hồi một phần viện phí. Các cơ sở y tế không được xác định giá thu viện phí trên cơ sở hạch toán thu chi và thực
tế địaphương. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP - Nghị định Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CPngày 06 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; làm cơ sở để xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp trong từng lĩnh vực. Nhưng vì mới đưa vào thay thế nghị định trước nên vẫn còn một số những bất cập trong quá trình thực hiện và triển khai nghị định mới.
Hai là, Quy định về thu một phần viện phí vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung nên Bệnh viện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện cơ chế thu chi, sử dụng khoản thu này. Giá viện phí hiện nay chỉ bao gồm một phần trong tổng giá thành dịch vụ y tế đang gây ra nhiều bất cập xét cả về mặt hiệu quả kinh tế lẫn công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Chính sách thu một phần viện phí là nguyên nhân chính của việc chậm đổi mới cơ sở vật chất và hạn chế nâng cao trình độ chuyên môn cũng như thu nhập của CBCNV ngành y tế.
Ba là, Đội ngũ CBCNV nhất là đội ngũ quản lý và kế toán tài chính có trình độ và năng lực tiếp cận cái mới còn nhiều hạn chế, mới chỉ ở cấp độ kế toán tài chính thông thường, mà chưa có con mắt kế toán của nhà kế toán quản trị. Việc phân tích lập kế hoạch còn nhiều hạn chế. Nhìn chung, mức độ hiểu biết chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế tự chủ tài chính, công tác tham mưu cho thủ trưởng đơn vị và tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng, bất cập.
Bốn là, Nhận thức của lãnh đạo Bệnh viện về chế độ quản lý tài chính mới còn hạn chế chưa có bước đột phá trong khai thác nguồn lực tài chính để phát triển Bệnh viện và nâng cao chất lượng KCB cho nhân dân mà chỉ quản lý ở mức độ hạn chế thất thoát hay nói cách khác là quản lý để không phải bị "mất". Ngoài ra, quan niệm của lãnh đạo cho rằng nhiệm vụ của kế toán chỉ là
ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và định kỳ lập báo cáo mang tính hành chính theo quy định.
Năm là, Tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin còn rời rạc, thiếu sự liên kết thông tin giữa các bộ phận, mỗi bộ phận sử dụng một hay nhiều phần mềm khác nhau. Từ đó gây lãng phí trong đầu tư xây dựng phần mềm cũng như lãng phí thời gian lao động.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN