Công tác kiểm soát hoạt động bán hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động quản trị bán hàng tại công ty tnhh đầu tư và phát triển winhome​ (Trang 41 - 43)

Thứ nhất, để kiểm tra giám sát hiệu quả bán hàng tại các nhóm kinh doanh và các đơn vị trực thuộc, Công ty một mặt dựa trên việc đo lƣờng các kết quả của việc bán hàng, mua và dự trữ hàng hóa qua hệ thống sổ sách kế toán, các bảng báo cáo tình hình kết quả kinh doanh trong Công ty từ các đơn vị trực thuộc báo cáo lên. Mặt khác, dựa trên quá trình khảo sát thực tế xuống các đơn vị một cách trực tiếp. Do quy mô khu vực, tiềm năng bán hàng, điều kiện cạnh tranh, mức độ tập trung khách hàng và do bản thân năng lực của nhân viên bán khác nhau nên Công ty không thể áp dụng các tiêu chuẩn ngang nhau cho các đơn vị trực thuộc khác nhau.

Thứ hai, Công ty đang xem xét việc giữ nguyên số lƣợng nhân viên bán hàng hiện có, kết hợp việc hỗ trợ, bồi dƣỡng nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên nhằm tăng hiệu quả công việc của họ. Hạn chế tuyển dụng nhiều nhân viên bán hàng trong cùng một thời điểm. Đối với lực lƣợng bán hàng cũ, những nhiên viên có năng lực vƣợt trội, có tính cầu tiến thì giao thêm trách nhiệm cho họ.

Thứ ba, Công ty quản lý thời gian của nhân viên linh động hơn, trƣớc đây hình thức kiểm soát giờ giấc làm việc bằng cách chấm công điện tử, nhƣng đối với nhân viên kinh doanh, điều này không thực sự phát huy đƣợc tính chủ động trong công việc. Đặc biệt là nhân viên kinh doanh thƣờng phải tiếp xúc với khách hàng và làm việc bên ngoài. Công ty đã tạo điều kiện cho nhân viên có nhiều thời gian tìm kiếm khách hàng, gặp gỡ và đạt đƣợc mục tiêu bán hàng.

Thứ tƣ, thúc đẩy nhân viên bán hàng Công ty đƣa ra các chỉ tiêu doanh số bán hàng và mức thƣởng hấp dẫn, vừa tạo áp lực cũng nhƣ động lực cho nhân viên phấn đấu trong công việc. Đánh giá thành tích thông qua các bảng báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng nhƣ doanh số nhập vào, bán ra của các loại mặt hàng.

Thứ năm, so sánh giữa các nhân viên bằng cách đánh giá, xếp hạng thành tích đội ngũ nhân viên bán hàng của từng nhóm kinh doanh dựa trên doanh số bán, lợi nhuận và mức nộp doanh thu cho Công ty. Phòng Kế toán của Công ty phối hợp với Phòng Kinh doanh kiểm soát lại các chi phí hoạt động bán hàng, trong quá trình tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng, tránh lãng phí, hoặc để nhân viên sử dụng sai mục đích.

2.2.6. Hoạt động hỗ trợ bán hàng

Bảng 2.3: Mức quy định chiết khấu cho khách hàng

Thời gian thanh toán Mức chiết khấu

Thanh toán trƣớc 30% 2%

Thanh toán trƣớc 50 3%

Thanh toán trƣớc 70% 4%

Thanh toán trƣớc 100% 5%

Nguồn: phòng kinh doanh Để khuyến khích khách hàng trong việc mua sản phẩm, công ty áp dụng mức chiết khấu trên cho mọi khách hàng ở từng mức sản lƣợng và đƣợc trừ ngay trên hoá đơn thanh toán. Tuy nhiên, việc đƣa ra mức chiết khấu đối với từng khung thời gian sẽ tỏ ra ít hiệu quả đối với những khách hàng nhỏ, vì sản phẩm của họ không lớn. Vì thế, để kích thích nhóm khách hàng này công ty nên đƣa ra các hình thức chiết khấu trong quá trình thanh toán đợt 1, để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm cho công ty.

Để động viên khuyến khích nhân viên bán hàng trong việc bán ra, công ty đã xây dựng từng mức khuyến mại khác nhau nhằm tạo điều kiện công bằng cho những khách hàng có qui mô vừa và nhỏ. Tất cả các mức hỗ trợ trên không đƣợc chi trả bằng tiền mà quy đổi ra quà (nội thất, vàng, xe,..), điều này khiến một số khách hàng không ủng hộ cho lắm. Các mức hỗ trợ khuyến mại trên đƣợc cộng dồn lại và khi đến mức nằm trong khung mức thƣởng luỹ tiến, khách hàng tiếp tục đƣợc công ty hỗ trợ tuỳ vào tổng lƣợng sản phẩm bán ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động quản trị bán hàng tại công ty tnhh đầu tư và phát triển winhome​ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)