5. Kết cấu của luận văn
1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của
người mua cũng thay đổi theo. Vì vậy, quyết định chọn người mua để bán sản phẩm cũng được xem là một quyết định chiến lược quan trọng.
* Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các doanh nghiệp trong ngành có thể kinh doanh có lãi. Do các sản phẩm có tính thay thế cho nhau nên dễ dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường. Khi giá cả của sản phẩm chính tăng sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Do đó, việc phân biệt sản phẩm là chính hay là sản phẩm thay thế chỉ mang tính chất tương đối.
* Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Cuộc đối đầu của các đối thủ cạnh tranh trong ngành được thể hiện thông qua các chiến lược cạnh tranh về giá cả, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chính sách bảo hành… Tính chất và cường độ của cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Số lượng các đối thủ cạnh tranh đông đúc. - Tốc độ tăng trưởng của ngành.
- Chi phí cố định hoặc chi phí lưu kho cao.
- Sự nghèo nàn về tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyển đổi. - Ngành có năng lực dư thừa.
- Tính đa dạng của ngành. - Sự tham gia vào ngành cao. - Các rào cản rút lui.
1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp doanh nghiệp
- Đối với nền kinh tế quốc dân
Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, xóa bỏ những độc quyền, bất bình đẳng trong kinh doanh,
đa dạng hóa sản phẩm, thúc đẩy khoa học công nghệ, chuyên môn hóa trong phân công lao động xã hội... Cạnh tranh tạo ra cơ hội phát triển bền vững hơn cho các doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
- Đối với doanh nghiệp
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sự phát triển của doanh nghiệp có sự tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp phát triển và hội nhập. Nó sẽ thúc đẩy tiến trình phát triển của doanh nghiệp bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Nó còn giúp doanh nghiệp hội nhập kinh tế thuận lợi cả về chiều rộng và chiều sâu một cách chủ động.
- Khi doanh nghiệp đứng vững và phát triển sẽ tạo điều kiện ngược lại để doanh nghiệp nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình. Bởi những thành tựu của sự phát triển sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội kinh doanh, có đủ khả năng về nguồn lực để tiếp cận những tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ mới, về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn hiện nay vấn đề có tính chất quyết định là mỗi doanh nghiệp phải luôn phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để sẵn sàng nắm lấy cơ hội và đủ khả năng đối mặt với các thách thức trong quá trình hội nhập để tồn tại và phát triển bền vững.
- Đối với người tiêu dùng
Nếu như cạnh tranh đối với một quốc gia là thúc đẩy nền kinh tế, đối với doanh nghiệp là sự sống còn thì cạnh tranh lại tạo ra sự rộng rãi hơn cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có hàm lượng khoa học công nghệ cao hơn… để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
- Đối với vấn đề hội nhập kinh tế thế giới
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, để tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt với
không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường. Mặt khác cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ 4.0 đang phát triển nhanh, nhiều công trình khoa học công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người. Người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm mà nhu cầu của con người thì vô tận, luôn có "ngách thị trường" đang chờ các nhà doanh nghiệp tìm ra và thoả mãn. Do vậy các doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu thị trường, phát hiện ra những nhu cầu mới của khách hàng để qua đó có thể lựa chọn phương án phù hợp với năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong cuộc cạnh tranh này doanh nghiệp nào nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Vì vậy, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Tóm lại: Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những
động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Đó chính là cạnh tranh lành mạnh, ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc ở đó có độc quyền thì thị trường trì trệ, kém phát triển.