Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì thăng long (Trang 54 - 58)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sản

và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long

3.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long

* Chức năng

Chức năng chủ yếu của Công ty là sản xuất các loại bao bì từ màng mỏng chất lượng cao. Ngoài ra Công ty còn sản xuất các loại bao bì đựng linh kiện máy tính, máy ảnh và đồ gia dụng khác với nhiều hình thức và đa dạng về chủng loại nhằm phục vụ tốt cho khách hàng, đáp ứng một cách đầy đủ nhất nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

* Nhiệm vụ

- Tạo công ăn việc làm, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên. - Cung cấp, đáp ứng cho khách hàng những sảm phẩm chất lượng tốt với giá cả phù hợp.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tạo lợi thế trước đối thủ cạnh tranh.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, ngày càng mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất của Công ty.

- Quản lý, kiểm tra chặt chẽ hơn nữa bằng các biện pháp hiệu quả hữu ích nhằm làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

- Thực hiện các hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn về lao động, vệ sinh môi trường.

- Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và các nghĩa vụ tài chính khác, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long

Cơ cấu tổ chức quản lý có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Một cơ chế tổ chức hợp lý, khoa học, có mối quan hệ phân công công việc, quyền hành và trách nhiệm rõ ràng sẽ tạo một môi trường nội bộ có lợi cho làm việc của mỗi cá nhân nói riêng và các bộ phận nói chung. Trải qua quá trình biến đổi phát triển đi lên, bộ máy lãnh đạo và cơ cấu tổ chức của Công ty đã ngày càng hoàn thiện hơn, đảm bảo yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như ngành bao bì nói riêng.

Hình thức tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua hình 3.1.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP SX & XNK bao bì Thăng Long

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự ) Giám đốc Phòng kế hoạch sản xuất BP mua vật tư Tổ thổi Tổ in Tổ Ghép Tổ Chia cuộn Tổ cắt dán Tổ giấy, mực, dung môi Tổ cơ giới, bóc xếp Kho vật tư, nguyên liệu Kho thành phẩm Phòng kỹ thuật - chất lượng BP thiết kế, làm mẫu NV kiểm soát chất lượng đầu vào NV kiểm soát chất lượng công đoạn NV kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra BP quản lý thiết bị Phòng hành chính - nhân sự NV hành chính, nhân sự Tổ bảo vệ Tổ cấp dưỡng Ban quản lý ký túc xá Phó Giám đốc (Phụ trách KD, tài chính) Trưởng phòng kế toán BP Quản lý khách hàng NV thủ quỹ NV Kế toán ngân hàng BP Kế toán nhà máy NV tiếp nhận, xử lý thông tin yêu cầu từ khách

hàng

NV Xuất nhập khẩu

Qua sơ đồ 3.1 ta có thể thấy một cách tổng quát mô hình quản lý và cách bố trí các bộ phận phòng ban trong công ty cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận đó. Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Giám đốc Công ty quản lý toàn Công ty với sự trợ giúp của Phó Giám đốc phụ trách về kinh doanh, tài chính và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty được thể hiện như sau:

- Giám đốc: Là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến

công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cán bộ thuộc diện quản lý của Công ty; quyết định lương, tuyển dụng, đào tạo và các khoản phụ cấp đối với người lao động; thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Công ty và Pháp luật, chịu trách nhiệm trước Công ty và Pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đó.

- Phó Giám đốc: Là người giúp Giám đốc quản lý về mặt tài chính và

kinh doanh của Công ty; có quyền quản lý các nhân viên, những công việc liên quan đến trách nhiệm của mình; chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Công ty, Pháp luật về các nhiệm vụ được giao.

- Phòng Kế toán: Chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính,

quản lý các nghiệp vụ kế toán, đảm bảo cho hoạt động tài chính của toàn Công ty đựơc lành mạnh thông suốt.

- Bộ phận quản lý khách hàng: Nghiên cứu thị trường cũng như nhu

cầu của khách hàng trong nước, lên kế hoạch sản xuất, thực hiện các giao dịch nhằm đưa sản phẩm của Công ty ra thị trường.

- Phòng Xuất nhập khẩu (XNK): Trực thuộc bộ phận quản lý khách

hàng, giúp Giám đốc quản lý hoạt động kinh doanh ngoài nước; giải quyết các thủ tục về nhập khẩu vật tư, tư liệu sản xuất và thiết bị phục vụ cho kế hoạch

sản xuất kinh doanh chung của Công ty, giới thiệu các sản phẩm của Công ty ra nước ngoài.

- Phòng Hành chính - Nhân sự: Thực hiện việc quản lý hành chính,

quản lý hồ sơ, văn thư lưu trữ và các thiết bị văn phòng cũng như các hoạt động về nhân sự.

- Phòng Kế hoạch sản xuất: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất dựa

trên nhu cầu đơn hàng từ bộ phận quản lý khách hàng và mẫu thiết kế sản phẩm từ phòng kỹ thuật - chất lượng, từ kế hoạch vật tư cân đối khả năng thực hiện và kế hoạch đề ra; quản lý, xây dựng định mức vật tư giúp phòng kế toán tính ra hao phí định mức; chịu trách nhiệm về kỹ thuật của các sản phẩm sản xuất trên dây chuyền; Cung cấp các loại giấy tờ cần thiết, đầy đủ, kịp thời cho các phòng ban liên quan.

- Phòng Kỹ thuật - Chất lượng: Có nhiệm vụ thiết kế mẫu sản phẩm để

gửi cho phòng kế hoạch sản xuất, đồng thời bộ phận KCS trực thuộc phòng sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm từ lúc sản phẩm được đưa vào sản xuất đến khi thành phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì thăng long (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)