Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì thăng long (Trang 80 - 90)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Yếu tố bên trong

3.3.1.1. Năng lực tài chính của Công ty

Năng lực tài chính của Công ty là yếu tố quan trọng giúp Công ty thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Bảng 3.11: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của CTCP SX & XNK bao bì Thăng Long giai đoạn 2015 - 2017

(ĐVT: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % A Tài sản ngắn hạn 89.220 127.230 71.912 38.010 42,6 -55.318 -43,5 I Tiền và các khoản

tương đương tiền 13.177 8.403 27.916 -4.774 -36,2 19.513 232,2 II Các khoản phải thu

ngắn hạn 60.139 74.218 30.027 14.079 23,4 -44.191 -59,5 III Hàng tồn kho 13.349 30.107 13.969 16.758 125,5 -16.138 -53,6 IV Tài sản ngắn hạn khác 2.555 14.502 0 11.947 467,5 -14.502 0

B Tài sản dài hạn 47.215 56.939 61.489 9.724 20,6 4.55 8,0 I Tài sản cố định 20.569 28.775 33.256 8.206 39,9 4.481 15,6 II Đầu tư tài chính dài hạn 25.000 25.500 25.500 0.5 2 0 0 III Tài sản dài hạn khác 1.647 2.664 2.733 1.017 61,7 0.069 2,6

C Nợ phải trả 85.847 132.927 96.855 47.08 54,8 -36.072 -27,1 I Nợ ngắn hạn 80.047 115.784 96.855 35.737 44,6 -18.929 -16,3 II Nợ dài hạn 5.800 17.142 0 11.342 195,6 -17.142 0 D Vốn chủ sở hữu 50.588 51.227 51.771 0.689 1,4 0.544 1,1 Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn 136.435 184.169 148.626 47.734 35 -35.543 -19,3

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP SX & XNK bao bì Thăng Long)

Như đã biết vốn là một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Dựa vào bảng 3.9 cho thấy tổng nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng giảm qua các năm trong giai đoạn 2015 - 2017. Cụ thể: năm 2015 tổng nguồn vốn là 136.435 triệu đồng, năm 2016 tăng 47734 triệu đồng tương ứng 35% so với năm 2015, năm 2017 giảm 35.534 triệu đồng tương ứng giảm 19,3% so với năm 2016. Nhờ nguồn vốn đầu tư nâng cao trong năm 2016 nên năng lực cạnh tranh của Công ty được gia tăng trong giai đoạn này, tuy nhiên năm 2017 chỉ tiêu này có xu hướng giảm, vì vậy để đảm bảo hoạt động đầu tư đạt hiệu quả Công ty nên tìm hướng đi mới cho mình.

Trong cơ cấu tài sản của Công ty thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao chiếm trên 60% trong tổng tài sản. Cụ thể là: năm 2015, tài sản ngắn hạn chiếm 65,39% tổng tài sản tức 89.220 triệu đồng, năm 2016 tăng 3801 triệu đồng so với năm 2015 chiếm 69,08% tổng tài sản. Tuy nhiên năm 2017 tỷ lệ này giảm 55.318 triệu đồng, tương ứng giảm 43,45% so với năm 2016. Tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tài sản, có xu hướng giảm dần trong 2 năm 2015, 2016 tuy nhiên năm 2017 do sự sụt giảm của tài sản ngắn hạn nên tài sản dài hạn tăng lên đột biến. Xác định cơ cấu nguồn vốn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm tình hình hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ là một vấn đề quan trọng, giúp định hướng cho quá trình huy động vốn của doanh nghiệp nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vốn với chi phí và rủi ro là nhỏ nhất.

Yếu tố tài chính tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của Công ty, các vấn đê tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng linh hoạt các thiết bị tiên tiến và chiến thuật của Công ty. Tài chính có nhiều ưu thế sẽ mang lại cơ hội tốt và khả năng cạnh tranh cho Công ty. Ngược lại những hạn chế về mặt tài chính sẽ làm vật cản lớn trong cạnh tranh của Công ty.

Mặt mạnh:

- Khả năng ứng vốn hoạt động của Công ty tốt

- Khả năng huy động vốn từ các ngân hàng tốt do Công ty có nhiều uy tín và là doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn.

- Nguồn vốn sử dụng được bổ sung qua các năm, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất của Công ty.

Mặt yếu:

- Khả năng thu hồi vốn của Công ty còn chậm.

- Còn thiếu linh hoạt trong cơ cấu nguồn vốn, khả năng sử dụng các công cụ tài chính thay thế như thuê, bán tài sản, thuê tài chính còn thấp.

- Nguồn vốn của Công ty sử dụng được huy động từ các nguồn vốn: Vốn tự có, vốn bổ sung qua các năm, vốn vay. Trong đó nguồn vốn vay vẫn chiếm chủ yếu chiếm trên 60%, chính vì thế nguy cơ tài chính luôn là mối đe dọa của Công ty.

3.3.1.2. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Chất lượng nguồn nhân lực của Công ty được đánh giá qua trình độ cán bộ công nhân viên, kinh nghiệm làm việc, độ tuổi người lao động...

Nhân lực có vai trò quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh ngày càng biến đổi mạnh mẽ, tính chất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Yêu cầu lao động hiện nay không chỉ có kinh nghiệm mà cần phải có kiến thức. Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn lao động là điều kiện không thể thiếu để doanh nghiệp có thể đứng vững trong cạnh tranh, tồn tại và phát triển.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty luôn quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân, Công ty luôn tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ tay nghề. Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty được phản ánh qua bảng thống kê sau:

Bảng 3.12: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lao động trực tiếp Người 480 504 521

Số lao động gián tiếp Người 206 212 224

Thu nhập bình quân/người/tháng

Triệu

đồng 5,7 6,0 6,3

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2015-2017)

Qua bảng trên cho thấy các chỉ tiêu về số lao động trực tiếp và gián tiếp đều tăng cùng với việc tăng đó thì thu nhập bình quân cũng tăng lên, cụ thể:

- Số lao động trực tiếp năm 2016 tăng so với năm 2015 là 24 người (tăng 5%) và đến năm 2017 đã tăng thêm 17 người (tăng 3,37%) so với năm 2016.

- Số lao động gián tiếp của năm 2016 tăng so với năm 2015 là 6 người (2.9%), sang đến năm 2017 tăng 12 người (tăng 5,7%) so với năm 2016.

- Thu nhập bình đầu người có xu hướng tăng lên chứng tỏ quy mô của công ty ngày càng lớn, sản xuất kinh doanh ổn định đảm bảo mức lương cho nhân viên Công ty.

Qua các năm, sự biến động về lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.13: Tình hình biến động lao động của Công ty giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu

Số lao động (người) Tỷ lệ lao động (%) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số lao động 490 504 521 100 100 100

1. Lao động theo giới tính

1.1. Nam 254 258 261 51,84 51,19 50,10 1.2. Nữ 236 246 260 48,16 48,81 49,90 2. Lao động theo trình độ 2.1. Đại học, cao đẳng 114 134 161 23,27 26,59 30,90 2.2. Trung cấp 140 126 100 28,57 25,00 19,20 2.3 Công nhân lành nghề 236 244 260 48,16 48,41 49,90

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2015-2017)

Quan sát bảng tình hình lao động của Công ty ta thấy rõ: Nhìn chung lượng lao động qua các năm không có sự biến động lớn. Năm 2016 Công ty nhận thêm 14 nhân viên tương ứng tỷ lệ tăng là 2,86%. Năm 2017 nhận thêm 17 nhân viên, tỷ lệ lao động tăng tương ứng là 3,37%, điều này cho thấy hoạt động của Công ty vẫn ổn định qua các năm.

Xét theo giới tính: Lao động của công ty có cơ cấu tương đối đồng đều theo xu hướng tỷ lệ lao động nam giảm và tỷ lệ lao động nữ tăng lên. Cụ thể:

Năm 2015 lao động nam là 254 người chiếm 51,84%, năm 2016 giảm xuống còn 51,19%, năm 2017 đạt 50,10%. Trong khi đó tỷ lệ lao động nữ chiếm 48,16%, tỷ lệ này tăng lên 49,90% vào năm 2017.

Xét theo trình độ: Có trình độ trung cấp và công nhân lành nghề chiếm tỷ lệ trên 60% đặc thù hoạt động của công ty về sản xuất các sản phẩm bao bì ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật. Điều đó được thể hiện, năm 2015 nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng có 114 người chiếm 23,27%, nhân viên có trình độ trung cấp 140 người chiếm 28,57% và nhân viên có trình độ công nhân lành nghề 236 người chiếm 48,16% trong tổng số lao động. Năm 2016 nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng có 34 người chiếm 26,59%, nhân viên có trình độ trung cấp và nhân viên có trình độ công nhân lành nghề có 370 người chiếm 73,41%. Đến năm 2017 nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng tăng lên 161 người chiếm 30,90%, nhân viên có trình độ trung cấp và công nhân lành nghề còn 360 người chiếm 69,10% trong tổng số lao động tại công ty hiện có. Qua đó thấy được trình độ của các cán bộ công nhân viên ngày càng được quan tâm.

3.3.1.3. Hoạt động Marketing

Năng lực Marketing là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Marketing, theo nghĩa chung nhất, là làm việc với thị trường để thực hiện những nhiệm vụ trao đổi với mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người, như vậy hoạt động Marketing của doanh nghiệp là một tập hợp các hoạt động từ xác định thị trường tiềm năng của doanh nghiệp, xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng và xây dựng chiến lược cạnh tranh với các đối thủ khác nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long, Marketing chiếm vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa trong nước và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, vì vậy vốn đầu tư phát triển

vào hoạt động Marketing chiếm một tỷ trọng không hề nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển của công ty.

Theo số liệu của phòng kế toán tài chính của Công ty cho thấy: Năm 2015 vốn đầu tư phát triển dành cho hoạt động Marketing là 3447 triệu đồng. Trong năm, Công ty thực hiện nhiều hoạt quảng bá, xúc tiến thương hiệu, trong đó tiêu biểu là chiến dịch ”mang hàng Việt Nam đến với thế giới” được bắt đầu vào quý II đã đạt được kết quả tích cực. Năm 2016 vốn đầu tư cho hoạt động Marketing là 3.218 triệu đồng, giảm 229 triệu đồng tương ứng giảm 6,64 % so với năm 2015. Đến năm 2017 lượng vốn dành cho chỉ tiêu này tăng thêm 1.482 triệu đồng, đạt 4.700 triệu đồng tương ứng tăng 146,05% so với năm 2016. Năm 2017, Công ty tổ chức chương trình quảng bá rộng rãi thương hiệu với phương châm người Việt dùng hàng Việt. Chương trình gồm các hoạt động như quảng bá giới thiệu qua nhiều tỉnh thành trong cả nước, điều tra, thống kê xu hướng tiêu dùng của khách hàng đối với các sản phẩm của Công ty,...

Gần đây, Công ty có kế hoạch ký kết với các khách hàng lớn bỏ qua các bước trung gian. Bên cạnh đó chờ chờ đợi thời cơ để tập trung đầu tư quảng bá vào thị trường Miền Trung và Miền Nam đây là thị trường liên tục được mở rộng về quy mô. Đầu tư cho hoạt động Marketing hiện nay bao gồm các hoạt động sau:

Thứ nhất, đầu tư cho quảng cáo

Công ty thực hiện phân bổ vốn đầu cho hai chỉ tiêu trong đó vốn đầu tư cho quảng cáo tăng đều qua các năm. Năm 2015 vốn đầu tư đạt 1.582 triệu đồng, năm 2016 tăng 48 triệu đồng tương ứng tăng 3,03% so với năm 2015. Đến năm 2017 đạt 1.778 triệu đồng, tăng 148 triệu đồng tương ứng tăng 9,08% so với năm 2016. Tính cho cả giai đoạn 2015-2017, vốn đầu tư cho quảng cáo tăng 196 triệu đồng tương ứng tăng 12,39%. Công ty sử dụng số vốn này thông qua một số kênh như : báo chí, phương tiện truyền thông, mời người mẫu quảng cáo,…

Thứ hai, đầu tư xúc tiến thương mại

Hoạt động đầu tư xúc tiến thương mại luôn được Công ty chú trọng. Năm 2015 vốn đầu tư cho xúc tiến thương mại đạt 1.865 triệu đồng tương ứng 54,11% tổng lượng vốn đầu tư phát triển vào Marketing. Tiếp đến năm 2016 lượng vốn này giảm 227 triệu đồng tương ứng giảm 14,85% so với năm 2015 xuống 1.588 triệu đồng. Đến năm 2017, Công ty đã đầu tư 2.922 triệu đồng tương ứng tăng 62,17% tổng vốn đầu tư phát triển dành cho hoạt động Marketting, tăng 1.344 triệu đồng tương ứng 84% so với năm 2016. Tính chung cho cả giai đoạn 2015-2017, vốn đầu tư xúc tiến thương mại tăng 1057 triệu đồng tương ứng tăng 56,68%

Về mặt này Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Thăng long có những điểm mạnh, điểm yếu sau:

Mặt mạnh:

- Công ty có uy tín khá tốt trên thị trường.

- Công ty có sự đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung cấp theo nhu cầu của khách hàng.

Mặt yếu:

- Lực lượng Marketing chuyên trách chưa có, chủ yếu là cán bộ phòng ban kiêm nhiệm làm Marketing.

- Phạm vi tiếp thị hạn hẹp, chưa tiếp thị đúng đối tượng, khả năng nắm bắt thông tin thị trường thấp.

- Phương tiện làm phục vụ hoạt động Marketing còn thiếu, Công ty chưa tận dụng hết những phương tiện để quảng bá sản phẩm hình ảnh của mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như internet, báo, đài...

- Công tác Marketing tìm kiếm và phát triển thị trường vẫn còn những hạn chế và chưa được coi trọng tương xứng với vị trí quan trọng của nó.

Ngoài ra, hoạt động quảng bá và xây dựng thương hiệu chưa được coi trọng đúng mức. Việc quảng cáo và xây dựng thương hiệu cho Công ty chỉ đơn thuần qua hồ sơ năng lực, chứ không mang tính chiến lược dài hạn.

3.3.2.4. Năng lực về công nghệ

Công nghệ là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công nghệ làm giảm mức tiêu hao lao động sống, do đó giảm chi phí về lao động, giảm mức chi phí về nguyên vật liệu dẫn đến giảm chi phí sử dụng nguyên vật liệu góp phần đáng kể giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất hiệu quả kinh doanh. Do đó những năm gần đây, Công ty đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

Việc đầu tư vào các trang thiết bị của Công ty trong thời gian qua là tương đối lớn so với quy mô của Công ty. Hầu hết các máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất đều trong tình trạng tốt, hiện đại. Điều này là yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Hiện nay Công ty áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008. Chất lượng sản phẩm dịch vụ được đánh giá qua biên bản nghiệm thu đều đạt tiêu chuẩn. Công ty áp dụng dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu nên chất lượng sản phẩm tốt. Bên cạnh đó Công ty luôn tuân thủ quy trình sản xuất ban hành.

Về năng lực công nghệ của Công ty có những điểm mạnh, điểm yếu sau:

Điểm mạnh:

- Trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại, còn ở tình trạng sử dụng tốt. Điều này là một ưu thế cho Công ty.

- Thực hiện đúng theo thiết kế và tuân thủ quy trình, quy phạm đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Thực hiện kiểm tra, thí nghiệm nguyên vật liệu trước khi đưa vào sử dụng. Do đó đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín của Công ty với người sử dụng.

Điểm yếu:

- Đôi khi tổ chức kiểm tra triển khai chưa kịp thời nên ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất.

- Mạng lưới quản lý cơ sở còn ít, chưa đáp ứng đủ yêu cầu của khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì thăng long (Trang 80 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)