Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì thăng long (Trang 58 - 71)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh

3.2.1.1. Kết quả sản xuất kinh doanh

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do biến động của kinh tế thế giới, chỉ số giá nguyên vật liệu có chiều hướng biến động theo chiều hướng tăng dẫn đến chi phí đầu vào cao. Bên cạnh đó nguồn nhân lực có tay nghề chuyên môn cao của Công ty còn hạn chế. Tuy nhiên nhờ thực hiện tốt công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp, năng động trong cơ chế quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty tiếp tục toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy khai thác mọi nguồn lực, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín thương hiệu đối với thị

trường trong nước và quốc tế đã có bước tăng trưởng rõ rệt về mọi mặt, các chỉ tiêu hàng năm đều vượt so với kế hoạch đã đề ra.

Trong 3 năm qua, Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thăng Long đã tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện rõ nét qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2015- 2017

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

So sánh 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % I. Doanh thu 250.541,46 214.060,75 211.210,03 -36.480,71 -14,56 -2.850,72 -1,33 DT bán hàng và CCDV 248.440,34 212.833,10 210.859,91 -35.607,24 -14,33 -1.973,19 -0,93 DT tài chính 1.312 547,65 286,48 -764,35 -58,26 -261,17 -47,69 Thu nhập khác 789,12 680,00 63,64 -109,12 -13,83 -616,36 -90,64 II. Chi phí SXKD 249.540,16 213.167,97 210.314,97 -36.372,19 -14,58 -2.853 -1,34 Giá vốn hàng bán 231.547,30 196.169,88 191.053,26 -35.377,42 -15,28 -5.116,62 -2,61 CP tài chính 7.919,05 4.998,19 4.952,63 -2.920,86 -36,88 -45,56 -0,91 CP quản lý kinh doanh 9.385,75 11.328,45 14.309,08 1.942,7 20,70 2.980,63 26,31 CP khác 688,06 671,45 - -16,61 -2,41 -671,45 -

III. Lợi nhuận

trước thuế 10.001,31 892,78 895,06 -9.108,53 -91,07 2,28 0,26 Thuế TN doanh nghiệp phải nộp 220,29 170,56 179,01 -49,73 -22,57 8,45 4,95 IV. Tổng lợi nhuận sau thuế 781,02 722,22 716,05 -58.8 -7,53 -6,17 -0,85

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2015-2017)

Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua từng năm, cụ thể:

- Nhìn chung doanh thu của Công ty có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể: Doanh thu năm 2015 của công ty đạt 250.541,46 triệu đồng, năm 2016 giảm 36.480,71 triệu đồng tương ứng giảm 14,56%, năm 2017 doanh thu đạt

211.210,03 triệu đồng, giảm 2.850,72 triệu đồng so với năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm về doanh thu của công ty trong 2 năm gần đây là do công ty gặp nhiều khó khăn trong việc nhập nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kết hợp giá bán sản phẩm của công ty còn khá cao so với các đối thủ là các doanh nghiệp nước ngoài như Tetra Pak (Thụy Điển), Combibloc (Đức), SCG (Thái Lan). Đây thật sự là một kết quả đáng lo ngại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì thế, Công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút được nhiều khách hàng góp phần cải thiện doanh thu và lợi nhuận trong thời gian tới.

- Với việc doanh thu giảm nhưng chi phí sản xuất kinh doanh cũng có chiều hướng giảm, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của Công ty. Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty biến động qua ba năm, năm 2015 là 249.540,20 triệu đồng, năm 2016 là 213.167,97 triệu đồng giảm 36.372,19 triệu đồng tương ứng với 14,58% so với năm 2015, năm 2017 chi phí đạt 210.314,97 triệu đồng tương ứng giảm 1,34% so với năm 2016. Điều này cho thấy khi doanh thu bị giảm sút, Công ty đã tiến hành các biện pháp quản lý nhằm thắt chặt chi phí sản xuất, dẫn đến chi phí sản xuất giảm.

- Năm 2015, lợi nhuận sau thuế của công ty là 781,02 triệu đồng, năm 2016 giảm 58,8 triệu đồng tương ứng giảm 7,53% so với năm 2015 và năm 2017 đạt 716,05 triệu đồng tương ứng giảm 6,17 triệu đồng so với năm 2016. Do lợi nhuận là một bộ phận trong doanh thu, vì thế doanh thu giảm đồng nghĩa với lợi nhuận giảm theo. Chính vì vậy, ban quản trị Công ty cần có những chính sách huy động thêm vốn đầu tư cũng như có biện pháp sử dụng vốn một cách có hiệu quả hơn.

Tuy có những biến động qua các năm 2015 - 2017 nhưng những con số cụ thể này vẫn thể hiện rằng công ty làm ăn có lợi nhuận, tăng thu nhập bình quân cho người lao động, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên. Với uy tín và chất lượng sản phẩm bao bì của Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất

nhập khẩu bao bì Thăng Long qua nhiều năm gây dựng, đồng thời nhu cầu sản phẩm bao bì của xã hội cũng ngày một gia tăng nên Công ty cũng sẽ có nhiều cơ hội trong việc gia tăng lợi nhuận.

3.2.1.2. Thị phần của sản phẩm trên thị trường

Theo thống kê từ hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor International, Việt Nam xếp hạng 32 thế giới về nhu cầu bao bì thực phẩm trong năm 2015 với 3,915 triệu tấn, nhu cầu này vào năm 2020 là 5,396 triệu tấn, tăng 38%, trong khi nhu cầu của toàn thế giới trong giai đoạn 2015 - 2020 chỉ tăng 13%. Theo đó, có khoảng 2000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành in - bao bì trên cả nước, trong đó có hơn 900 nhà máy đóng gói bao bì, khoảng 70% trong số đó tập trung ở các tỉnh phía Nam. Thị phần bao bì hiện nay vẫn tập trung vào các công ty nước ngoài như Tetra Pak (Thụy Điển), Combibloc (Đức), SCG (Thái Lan)... Trên thực tế có đến 80 - 90% thị trường giấy bao bì trong nước do các công ty sản xuất bao bì nhập khẩu từ Thái Lan và Đài Loan. Công ty thuộc nhóm các doanh nghiệp sản xuất nhỏ (doanh thu thuần khoảng 1 triệu USD), sản phẩm của Công ty chiếm thị phần nhỏ khoảng 0,02% trong tổng số các doanh nghiệp sản xuất bao bì của Việt Nam hiện nay. Hiện nay xu hướng hợp nhất, tái cấu trúc, cải tiến là xu hướng tất yếu để giúp các doanh nghiệp bao bì cải thiện hiệu quả,trong thời gian qua một số công ty bao bì FDI đã tiến hành mua lại và sáp nhập các công ty bao bì trong nước tiêu biểu như sau: Công ty Oji Holdings Corporation Nhật mua Bao bì United vào năm 2013, năm 2014 MeiwaPax Group của Nhật đã thâu tóm Bao bì Sài Gòn với hợp đồng 16,5 triệu USD cho 93%, năm 2015 Siam Cement Group của Thái Lan thâu tóm 80% của Công ty Bao bì Tín Thành, năm 2016 tập đoàn Hàn Quốc Dongwon Systems đã thâu tóm 2 công ty là Bao bì nhựa Tân Tiến và Bao bì nhựa Minh Việt với giá trị hợp đồng lần lượt là 97,08 triệu USD cho Tân Tiến, 21 triệu USD cho 100% Minh Việt...

Như vậy, các doanh nghiệp bao bì của Việt Nam đang phải cạnh tranh khá mạnh, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp bên ngoài, ngay ở thị trường trong nước, ngành công nghiệp này cũng cạnh tranh rất khốc liệt với các doanh nghiệp FDI trong ngành.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long trải rộng cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, trong đó tập trung chủ yếu ở thị trường miền Bắc.

80% 10% 6% 4% Nước Ngoài Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của CTCP SX &XNK bao bì Thăng Long năm 2017

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty)

Biểu đồ trên phản ánh rõ nét tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian qua, trong đó tập trung vào thị trường miền Bắc.

Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long đã xác định thị trường trong nước là thị trường mục tiêu chính, trong đó quan trọng nhất là thị trường miền Bắc chiếm 80% thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Hiện nay, công ty đã có Chi nhánh tại Bắc Ninh với mức doanh thu năm 2017 đạt trên 32 tỷ đồng. Bên cạnh đó chú trọng phát triển tiêu thụ sản phẩm tại thị trường các tỉnh vùng núi phía Bắc giữ vững và củng cố thị trường tiêu thụ ở khu vực này, cụ thể: Công ty có thị trường tiêu thụ tại các công ty lớn và có uy tín như công ty TNHH Canon Việt nam, công ty TNHH

Samsung Electronic Thái Nguyên, Công ty TNHH Fuhong Precision Component Bắc Giang... Ngoài ra, Công ty đang chú trọng đến khu vực có tính cạnh tranh cao như khả năng tiêu thụ tốt đó là khu vực Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. Vì thế, Công ty đã và đang thiết lập mạng lưới tiêu thụ sản phẩm với các công ty như Công ty TNHH Youngbo Vina (Bắc Ninh), CTCP Hamin Việt Nam, Công ty TNHH Anam Electronics Việt Nam (Hà Nam), Công ty TNHH Fushan Technology (Việt Nam)...

Đối với thị trường miền Trung và miền Nam: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty lần lượt chiếm tỷ lệ tương ứng là 4% và 6%. Tỷ lệ này không cao là do gặp phải những khó khăn về địa hình, phương thức vận chuyển làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm của Công ty. Ngoài ra, thị trường miền Nam được các chuyên gia kinh tế đánh giá là nơi có sức cạnh tranh khốc liệt về sản phẩm bao bì do có nhiều doanh nghiệp FDI lớn trong ngành bao bì đến từ nhiều quốc gia có nền công nghiệp bao bì phát triển như Nhật Bản (Ojitex, Tohoku..), Malaysia (Box-Pack), Đài Loan (Cheeng Long, Việt Long..), Thái lan (Acamax, Tân Á...)....Chính vì vậy, Công ty đang tăng cường công tác thị trường, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bao bì.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm bao bì của Công ty ở nước ngoài chiếm 10%, chủ yếu tập trung ở các nước Đông Nam Á như Philippines (công ty Canon Business Machines), Thái Lan (công ty Canon Engineering Hongkong Co., Ltd, công ty Canon Hi-tech, công ty Cresyn Electronics Telecommunication Co., Ltd...

Nhằm tăng cường năng lực sản xuất để đảm bảo các sản phẩm của Công ty có khả năng cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường, Công ty đã đầu tư mua mới máy móc thiết bị hiện đại như máy eva Model QXEA 40C, máy cán nhựa Model XK-120 (eva) (3c), máy tái chế nhựa Model HNT-85V….

Thị phần của sản phẩm trên thị trường là một chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc mở

rộng thị phần không những thể hiện khả năng của Công ty vê nguồn lực và năng lực thực hiện các sản phẩm mà nó còn thể hiện khả năng vượt lên các đối thủ khác trên thị trường hoạt động.

Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long là một Công ty có uy tín lâu năm về chất lượng sản phẩm, thương hiệu của Công ty đã được người tiêu dùng công nhận, cũng như rất tích cực trong việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng hệ thống phân phối. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng với thị phần không lớn (0,02%) nhưng lại có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Công ty phải chịu áp lực kép: vừa phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài vừa bị lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu và yếu thế trong cuộc chạy đua kỹ thuật, máy móc công nghệ cao... Đây sẽ là những thách thức rất lớn, đòi hỏi Công ty phải nỗ lực trong việc giữ vững và phát triển thị phần.

3.2.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh tại công ty

* Hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề được xem xét và đặt lên hàng đầu nhằm đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả không, đánh giá chất lượng nguồn vốn được sử dụng cũng như nguồn vốn có được sử dụng triệt để và có phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh không? Bảng 3.2 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giai đoạn 2015 - 2017:

Bảng 3.2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 +/- +/-

1 Doanh thu thuần (Tr.đ) 248.440 212.833 210.860 -35.607 -1.973 2 Tổng nguồn vốn (Tr.đ) 136.435 184.169 148.626 47.734 -35.543

3 Lợi nhuận sau thuế (Tr.đ) 781 722 716 -59 -6

4 Hiệu suất sử dụng vốn

(1/2) (Lần) 1,82 1,16 1,42 -0,66 0,26

5 Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu (%) (3/1) 0,31 0,34 0,34 0,03 0

Kết quả của việc sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty cần phải phân tích các chỉ tiêu một cách đầy đủ và cụ thể qua bảng 3.2.

Hiệu suất sử dụng vốn: Hiệu suất sử dụng vốn cho biết đem một đồng vốn đi đầu tư thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt càng thể hiện được sự phát triển của doanh nghiệp. Qua bảng 3.2 cho thấy hiệu suất sử dụng vốn tại Công ty có xu hướng giảm dần. Cụ thể năm 2015 hiệu suất sử dụng vốn là 1,82, năm 2016 hiệu suất sử dụng vốn giảm 0,66 so với năm 2015, nguyên nhân là do năm 2016 doanh thu của Công ty có xu hướng giảm trong khi tổng nguồn vốn đầu tư có xu hướng tăng. Tuy nhiên, năm 2017 hiệu suất sử dụng vốn tăng 0,26 so với năm 2016. Đây là dấu hiệu chuyển biến tích cực đối với Công ty, do đó Công ty cần chú trọng hơn nữa đến công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty chiếm tỷ lệ chưa cao, cụ thể năm 2015 là 0,31%, tỷ lệ này tăng lên 0,03% vào năm 2016 và giữ ổn định mức 0,34% năm 2017. Điều đó cho thấy Công ty cần tìm ra giải pháp đầu tư hiệu quả hơn trong thời gian tới để gia tăng lợi nhuận.

* Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Trong sản xuất kinh doanh cùng với vốn lưu động thì vốn cố định sẽ tạo nên bộ mặt của công ty, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kết cấu tài sản của công ty. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định là một việc làm quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành hàng năm để từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3: Hiệu quả sử dụng vốn cố định STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016 +/- +/-

1 Doanh thu thuần

(Tr.đ) 248.440 212.833 210.860 -35.607 -1.973 2 Lợi nhuận sau thuế

(Tr.đ) 781 722 716 -59 -6

3 Giá trị còn lại của

TSCĐ (Tr.đ) 20.569 28.775 33.256 8.186 4.481 4 Sức sản xuất TSCĐ

(1/3) (Lần) 12,1 7,4 6,3 -4,7 -1,1

5 Tỷ lệ doanh lợi trên

VCĐ(2/3) (%) 3,8 2,5 2,2 -1,3 -0,3

6 Suất hao phí (3/1) (%) 8,3 13,5 15,8 5,2 2,3

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của phòng Kế toán - Tài chính)

Sức sản xuất của TSCĐ cho biết một đồng nguyên giá (hoặc giá trị còn lại) của tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần (hoặc giá trị sản xuất). Sức sản xuất TSCĐ qua các năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là 12,1; 7,4; 6,3 lần có nghĩa là vào năm 2015, cứ một đồng vốn cố định mà công ty sử dụng tạo ra cho công ty 12,1 đồng doanh thu. Vào năm 2016, cứ một đồng vốn cố định mà Công ty sử dụng tạo ra cho công ty 7,4 đồng doanh thu, tương tự như vậy, năm 2017 cứ một đồng vốn cố định tạo ra cho công ty 6,3 đồng doanh thu. Qua bảng phân tích 3.3 cho thấy sức sản xuất TSCĐ của Công ty có sự biến động giảm trong giai đoạn 2015 - 2017. Năm 2016 sức sản xuất tài sản cố định đạt 7,4 giảm 4,7 lần so với năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì thăng long (Trang 58 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)