5. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng
* Thị phần của sản phẩm: Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản
phẩm mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh. Đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh theo kết quả đầu ra của doanh nghiệp.
Thị phần được đo bằng tỷ lệ doanh thu hay số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp so với tổng doanh thu hay số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường trong 1 giai đoạn nhất định (thường là 1 năm). Công thức tính như sau:
Thị phần Hoặc Thị phần
Chỉ tiêu này được doanh nghiệp hay dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần lớn sẽ tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp chi phối và hạ thấp chi phí sản xuất do lợi thế về quy mô.
* Giá cả sản phẩm: Là yếu tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nếu sản phẩm cùng chất lượng thì sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn.
* Nhóm chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp: Nhóm chỉ tiêu này được cụ thể thông qua các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:
+ Hiệu suất sử dụng vốn: Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Hiệu suất càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Hiệu suất sử dụng vốn
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị doanh thu thuần mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn.
Tỷ suất lợi nhuận
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
+ Sức sản xuất TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị còn lại TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Sức sản xuất TSCĐ
+ Tỷ lệ doanh lợi trên vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị còn lại của TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tính ra càng lớn càng tốt.
Tỷ lệ doanh lợi trên VCĐ
+ Suất hao phí TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh để sản xuất ra một đồng doanh thu thì cần mấy đồng giá trị còn lại của TSCĐ bình quân. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt và chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm TSCĐ của doanh nghiệp.
Suất hao phí TSCĐ
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
+ Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng VLĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Tỷ lệ sinh lời VLĐ
+ Hệ số đảm nhiệm VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại.
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
+ Vòng luân chuyển VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển của VLĐ, nó phản ánh số vòng quay của VLĐ trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Vòng luân chuyển VLĐ
+ Độ dài 1 vòng luân chuyển VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để VLĐ quay được một vòng. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.
Độ dài 1 vòng luân chuyển VLĐ
+ Suất hao phí của VLĐ: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng giá trị lợi nhuận thì phải huy động bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
+ Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) cho biết một đơn vị tài sản bình quân đưa vào kinh doanh trong kỳ mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Kết quả của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
ROA
+ Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm do phản ánh trực tiếp mỗi đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu ra kết quả cao sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động cao và ngược lại.
ROE
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp
Lao động là một trong ba yếu tố quan trong của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố ánh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện qua chỉ tiêu thu nhập bình quân một lao động: Chỉ tiêu này cho biết một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập trong một thời kì phân tích.
Chương 3
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM BAO BÌ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU