Yếu tố nội bộ ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì thăng long (Trang 92 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Yếu tố nội bộ ngành

Cạnh tranh trong ngành bao bì hiện nay chủ yếu giữa các doanh nghiệp trong nước, ngoài ra các doanh nghiệp trong nước còn phải đối mặt với sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhìn chung cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ngày càng lớn thể hiện ở các điểm sau:

- Số lượng các Công ty ngày càng tăng, đặc biệt là các Công ty có quy mô công suất lớn sắp được thành lập.

- Ngành bao bì có chi phí cố định tương đối cao, do đó các doanh nghiệp có thể tăng lợi thế nhờ quy mô, doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ giảm được chi phí sản phẩm, giảm giá bán, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.

- Rào cản thoát ra khỏi ngành cao do việc thanh lý máy móc thiết bị của các doanh nghiệp không mang lại nhiều giá trị kinh tế. Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp buộc phải ở lại ngành mặc dù hoạt động không hiệu quả như trước, làm tăng tính cạnh tranh trong ngành.

* Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn

Khả năng gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn cao do chính sách thu hút vốn đầu tư của Nhà nước và những lỏng lẻo về quy định pháp luật của Việt Nam. Việc tiếp nhận các dự án đầu tư do các địa phương thực hiện, không có khả năng thẩm định về năng lực vốn cũng như chưa có quy định rõ ràng về công nghệ và cam kết về môi trường với các dự án. Điều này làm gia tăng số lượng doanh nghiệp trong ngành, tăng khối lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của ngành.

Các doanh nghiệp gia nhập ngành về sau có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ về giá và chất lượng do có lợi thế về vốn và công nghệ.

Hiện nay ngành bao bì Việt Nam có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài với công suất lớn và công nghệ hiện đại. Có thể thấy đặc biệt là các doanh nghiệp sản suất bao bì đang phải đối mặt với tình hình cạnh tranh rất gay gắt. Chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ và bắt kịp xu hướng nhu cầu của khách hàng nhằm tạo uy tín của mình trên thị trường.

* Áp lực cạnh tranh của nhà cung ứng

Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm bao bì của các công ty phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung ứng. Do đặc thù của ngành bao bì là giá thành nguyên vật liệu có đóng góp tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá vốn hàng bán. Do đặc thù này dẫn đến những rủi ro đáng kể do biến động giá nguyên vật liệu đầu vào đối với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đơn cử như sản phẩm bao bì nhựa của công ty, nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài chiếm 70 - 80%, việc áp thuế nhập

khẩu hạt nhựa PPP lên mức 3% tác động trực tiếp vào giá thành sản phẩm, kéo theo năng lực cạnh tranh của các công ty có xu hướng giảm.

* Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Khách hàng là thị trường của Công ty, đồng thời khách hàng lại là một trong những lực lượng, yếu tố quan trọng chi phối mang tính quyết định tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Khách hàng luôn muốn mua được sản phẩm tốt nhất với giá cả rẻ nhất còn Công ty thì lại muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình. Vì vậy đòi hỏi Công ty phải biết dung hòa những yếu tố trên. Mỗi sự biến đổi nhu cầu, về quyết định mua sản phẩm của khách hàng đều buộc Công ty phải xem xét lại quyết định kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì thăng long (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)