Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì thăng long (Trang 108 - 118)

5. Kết cấu của luận văn

4.3. Một số kiến nghị

* Đối với Nhà nước

Trong những năm vừa qua, cùng với xu thế hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế, hệ thống thể chế pháp luật của Nhà nước ta đã thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung và từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, do thường

xuyên phải thay đổi hoặc điều chỉnh bổ sung nên tính ổn định của hệ thống pháp luật của nước ta còn thấp nên chưa khuyến khích các doanh nghiệp trong đầu tư phát triển sản xuất. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật sao cho đảm bảo được tính đồng bộ, ổn định nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm của ngành bao bì nói chung và của Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long nói riêng.

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống thể chế pháp lý, chúng ta cần phải thường xuyên rà soát và hoàn thiện các chính sách về đầu tư sản xuất ngành bao bì, chính sách về xuất nhập khẩu, thị trường, các chính sách khác có liên quan theo hướng minh bạch, rõ ràng với các quy định cụ thể để doanh nghiệp dễ thực hiện, không bị hiểu sai.

Chính phủ và ngân hàng nhà nước sớm có chính sách điều chỉnh lãi suất đối với các khoản vay cũ theo khung lãi suất mới, đặc biệt là các hợp đồng tín dụng đã ký kết với lãi suất cố định chưa đến hạn thanh lý và cho phép các doanh nghiệp trả nợ trước hạn mà không bị phạt nhằm giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ duy trì sản xuất và tạo công ăn việc làm.

Kiến nghị với chính phủ tiếp tục triển khai biện pháp kích cầu tiêu dùng, xúc tiến thương mại để kích thích nhu cầu của thị trường, tạo đầu ra cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

* Đối với Hiệp hội bao bì Việt Nam

Nhà nước cần tạo điều kiện để nâng cao vai trò của Hiệp hội bao bì trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh bao bì, đặc biệt vai trò của Hiệp hội trong phát triển các kênh phân phối bao bì trên thị trường. Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên nâng cao năng lực cạnh sản phẩm trên thị trường.

Hiệp hội bao bì cần tích cực tham gia vào giải quyết tranh chấp phát sinh trong các kênh phân phối giữa các thành viên trong Hiệp hội, cũng như với các đối tác bên ngoài về khía cạnh:

- Bảo vệ thương hiệu của nhà sản xuất, nhà phân phối trên thị trường. - Ngăn chặn tình trạng lợi dụng nhãn mác sản phẩm của các nhà sản xuất có uy tín.

- Đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các thành viên... Phát huy vai trò của Hiệp hội trong việc kiểm soát cung và kiểm soát giá cả của các sản phẩm bao bì trên thị trường trên cơ sở đảm bảo tăng mức cung của các thành viên trong Hiệp hội phù hợp với tốc độ tăng trưởng của cầu trên thị trường.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua do ảnh hưởng về biến động kinh tế thế giới, tình hình kinh tế trong nước gặp phải không ít khó khăn tình hình lạm phát diễn biến phức tạp, giá cả hàng hóa biến động mạnh, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tồn kho tăng cao, thanh khoản khó khăn dẫn đến hàng loạt các doanh nghiệp thua lỗ và phá sản. Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra những thách thức đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất bao bì nói riêng. Để có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực và nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình trên thị trường.

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã làm rõ được một số vấn đề sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó cho thấy sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Sử dụng các chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh sản phẩm bao bì tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long, luận văn đã làm rõ những kết quả đạt được cũng như những khó khăn hạn chế cần khắc phục; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty.

Căn cứ lý luận, thực tiễn và phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra hệ thống các kiến nghị đối với nhà nước, Hiệp hội Bao bì Việt Nam nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các giải pháp trên đạt hiệu quả cao hơn.

Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý kiến về năng lực cạnh tranh sản phẩm bao bì của Công ty Cổ phần Sản xuất & Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long song do thời gian và khả năng có hạn nên chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong được các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tiếp tục hoàn thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. D. Lanua Acaillat (1992), Kinh tế doanh nghiệp, NXB Khoa học xã hội. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm thông tin Kinh tế Xã hội Quốc gia

(2004), Doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề thương hiệu trong quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. C.Mac (1978), Mác - Ănghen toàn tập, NXB Sự thật, Hà Nội.

4. Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long (2015 - 2017), Báo cáo tài chính

5. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta

trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

6. Chu Văn Tuấn (2010), Giáo trình thống kê doanh nghiệp, NXB Học

viện tài chính.

7. Trương Đình Chiểu - Nguyễn Văn Thường (1999), Quản trị chiến lược hệ thống phân phối sản phẩm (Kênh Marketing), NXB thống kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Dũng (2000), Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế học, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ

Chí Minh.

9. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2012), Giáo trình quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

10. Vũ Minh Đức (2008), Làm thế nào để chiến thắng đối thủ cạnh tranh giá

thấp, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 136, tháng 10/2008

11. Nguyễn Bách Khoa (2004), Phương pháp luận các định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học

Thương mại số 4 + 5, Hà Nội.

12. Ngô Kim Thành (2015), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân.

lượng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

14. M. Porter (1990), Lợi thế cạnh tranh của quốc gia, The free prees.

15. M. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học xã hội,

Hà Nội.

16. Micheal E. Porter (2013), Chiến lược cạnh tranh, NXB Thanh niên. 17. Nguyễn Xuân Quang (1999), Giáo trình Marketing Thương mại, NXB,

Thống kê, Hà Nội.

18. Đào Thị Minh Thanh, Ngô Minh Cách (2013), Giáo trình quản trị Marketing, NXB Học viện tài chính.

19. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,

NXB Học viên tài chính.

20. Http://www.thanglongpack.com.vn/ Http://vinpas.vn/

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH HÀNG

Kính chào anh (chị), tôi là Học viên cao học trường Đại Học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Hiện tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

bao bì tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long” nên rất cần sự giúp đỡ của quý anh (chị). Rất mong quý anh (chị)

giành chút thời gian quý báu của mình để trả lời các câu hỏi khảo sát dưới đây. Tôi xin cam đoan những nội dung trả lời của Anh/Chị sẽ được giữ bí mật tuyệt đối và thông tin này chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn nói trên, không nhằm mục đích khác.

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ KHÁCH HÀNG

1. Tên doanh nghiệp: ………

2. Địa chỉ: ……….

3. Loại hình doanh nghiệp

□ Nhà nước □ Tư nhân

□ Có vốn đầu tư nước ngoài □ Loại khác: ……… 4.Lĩnh vực họat động của doanh nghiệp

……… ………

5. Người trả lời phỏng vấn:

PHÂN II. THÔNG TIN CẦN KHẢO SÁT

Câu 1: Xin anh (chị) vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu tích () vào ô mà anh (chị) cho là phù hợp nhất.

Có 5 mức ý kiến:

1. Rất không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Bình thường; 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý.

STT Thang đo Mức độ hài lòng

I Độ tin cậy 1 2 3 4 5

1 Sản phẩm của công ty đáp ứng tốt yêu cầu về kỹ thuật 2 Sản phẩm của công ty có mẫu mã, chủng loại đa dạng 3 Công ty có nhiều chính sách ưu đãi khi mua hàng

II Sự đáp ứng

1 Sản phẩm của công ty luôn được giao đúng hạn 2 Công ty có kế hoạch sản xuất chi tiết, cụ thể

3 Công ty luôn thông báo kế hoạch của mình cho khách hàng 4 Công ty giải quyết phản hồi của khách hàng nhanh chóng 5 Công ty luôn tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm

thích hợp

6 Công ty luôn tiến hành trao đổi chuyên môn với khách hàng trong quá trình sản xuất

III Năng lực phục vụ

1 Công ty có đội ngũ nhân viên đông đảo 2 Đội ngũ sản xuất của công ty có tay nghề cao 3 Thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng tốt 4 Trang phục của nhân viên công ty ưa nhìn 5 Các vị trí trong công ty đều có chuyên môn tốt 6 Nhân viên công ty đi làm đúng giờ

7 Nhân viên công ty sẵn sang làm việc thêm giờ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

STT Thang đo Mức độ hài lòng IV Sự cảm thông

1 Công ty có sự quan tâm tới những khách hàng lâu năm 2 Công ty luôn giải đáp thắc mắc của khách hàng thỏa đáng 3 Lợi ích của khách hàng luôn được tôn trọng

4 Công ty luôn sắp sếp kế hoạch hợp lý để đảm bảo tiến độ cho khách hàng

V Cơ sở vật chất

1 Công ty có máy móc, trang thiết bị hiện đại 2 Văn phòng công ty sạch sẽ, ngăn nắp

3 Các bộ phận được cách âm tốt, đảm bảo sự tập trung 4 Nhân viên công ty được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất

VI Đánh giá chung

1 Anh (chị) sẽ tiếp tục hợp tác lâu dài với công ty

2 Anh (chị) sẽ giới thiệu công ty với những khách hàng khác

Câu 2. Số năm doanh nghiệp tham gia hợp tác cùng công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long là:

□ < 1 năm □ 1- 5 năm □ > 5 năm

Câu 3. Phương thức giao dịch được thực hiện khi mua hàng tại công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long là:

□ Đặt hàng trực tiếp tới nhân viên đơn hàng □ Đặt hàng online

□ Phương thức khác

Câu 4. Ngoài sản phẩm bao bì của công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long, doanh nghiệp của anh (chị) đã hoặc đang sử dụng sản phẩm bao bì của công ty khác không?

□ Có □ Không

Nếu có, anh chị vui lòng cho biết tên công ty sản xuất bao bì đó là gì?

Câu 5. Anh (chị) vui lòng cho biết những đánh giá của mình về sản phẩm bao bì của công ty đó so với sản phẩm bao bì của công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long:

Tiêu chí đánh giá Thang đo 5 cấp

1 2 3 4 5 Chất lượng (1) Giá cả (2) Thương hiệu (3) Dịch vụ (4) Phân phối (5) Ghi chú:

(1) Đánh giá theo 5 cấp: 1-Kém, 2-Trung Bình, 3-Khá, 4-Tốt, 5-Rất tốt.

(2) Đánh giá theo 5 cấp: 1-Rất không hợp lý, 2-Không hợp lý, 3-Bình thường, 4-Hợp lý, 5-Rất hợp lý.

(3) Đánh giá theo 5 cấp: 1-Chưa có thương hiệu, 2-Bắt đầu có thương hiệu, 3-Có thương hiệu, 4-Thương hiệu nổi tiếng, 5-Thương hiệu rất nổi tiếng.

(4) Đánh giá theo 5 cấp: 1-Rất kém, 2-Kém, 3-Trung bình, 4-Tốt, 5-Rất tốt. (5) Đánh giá theo 5 cấp: 1-Rất hẹp, 2-Hẹp, 3-Trung bình, 4-Rộng, 5-Rất rộng.

Câu 6. Những ý kiến đóng góp của anh (chị) giúp công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long nâng cao năng lực cạnh sản phẩm bao bì trước các đối thủ trong thời gian tới?

...

...

...

...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì thăng long (Trang 108 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)