5. Bố cục luận văn
4.2.5. Giải pháp liên quan đến hoạt động Marketing
Thị phần là bức tranh phản ánh một cách chân thực và khái quát nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi vậy muốn khẳng định được lợi thế cạnh tranh của mình, Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa cần gia tăng thị phần nhiều hơn nữa. Để gia tăng thị phần, Trung tâm cần thực hiện tốt các biện pháp marketing và xúc tiến thương mại để quảng bá về hình ảnh, thương hiệu và dịch vụ của mình để khách hàng tìm đến và lựa chọn sản dịch vụ của Trung tâm hay cũng chính là đang góp phần gia tăng thị phần. Các biện pháp cần thực hiện như sau:
- Chiến lược thị trường mục tiêu: Trung tâm cần xác định đâu là địa bàn mục tiêu của mình để đưa ra những chiến lược, mục tiêu kinh doanh cụ thể để có thể thu hút được một số lượng lớn đông đảo khách hàng ở địa bàn đó. Luôn luôn coi cạnh tranh là động lực để cải tiến và phát triển kinh doanh.
- Cần xác định rõ đối tượng khách hàng của Trung tâm là những đối tượng thuộc lĩnh vực nào để đưa ra những chính sách về giá, về chất lượng dịch vụ cho phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng của lĩnh vực đó để làm hài lòng họ một cách hiệu quả nhất.
Để hoàn thiện chiến lược kinh doanh, có một số điểm Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa cần chú ý là:
+ Trung tâm cần chú ý nhiều hơn tới hoạt động Marketing, giới thiệu hình ảnh, thương hiệu và hoạt động của mình trên thị trường.
+ Tăng cường và đầu tư hơn nữa cho các hoạt động tiếp xúc khách hàng, xúc tiến thương mại.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường với việc:
+ Thường xuyên tổ chức nghiên cứu và điều tra nhằm đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa.
+ Dựa vào doanh thu khách hàng hàng năm, từ đó phân khúc và định vị sản phẩm dịch vụ nhằm mở rộng thị phần của Trung tâm.
4.2.6. Giải pháp giúp nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu
Xây dựng uy tín và giá trị cho một thương hiệu là công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi sự tổng hợp các yếu tố về chất lượng sản phẩm, khả năng tiếp thị quảng cáo, khả năng xây dựng được hình ảnh thương hiệu dễ nhớ, thường xuyên xuất hiện, xây dựng được niềm tin và sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.Vấn đề này mặc dù được lãnh đạo của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa quan tâm ngay từ những ngày đầu thành lập, tuy nhiên giá trị thương hiệu của doanh nghiệp còn có nhiều hạn chế. Khắc phục được thực tế này có vai trò hiệu quả trong việc khiến khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ của Trung tâm, có
được sự trung thành ngay cả khi đối thủ có những dịch vụ tương đương trên thị trường. Từ đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao và có một vị trí ổn định. Dưới đây là một số biện pháp để giúp Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa có thể nâng cao được uy tín và giá trị thương hiệu của mình.
- Thực hiện các công việc quảng cáo tiếp thị một cách hiệu quả, đưa thương hiệu, và hình ảnh thương hiệu của Trung tâm đến với đông đảo khách hàng. Tham gia phối hợp với các cơ quan quản lý như: Công an tỉnh, Chi cục thi hành án dân sự thành phố, Sở tài chính... một cách thường xuyên hơn, giúp hình ảnh về thương hiệu của Trung tâm có cơ hội được khách hàng biết đến nhiều hơn.
- Thực hiện các công việc chăm sóc khách hàng. Giao nhiệm vụ chăm sóc khách hàng cho phòng ban chuyên biệt, giao chức năng và nhiệm vụ khảo sát thị trường, khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm cung cấp, có báo cáo thường xuyên đến lãnh đạo Trung tâm để có biện pháp điều chỉnh nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
- Tiếp tục mở rộng và phát triển về thị phần trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Mở rộng thị phần sang các tỉnh lân cận như: Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Yên Bái.
- Thực hiện các biện pháp nhằm chống lại tình trạng làm giả logo, thương hiệu và hình ảnh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa.
4.3. Kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
Các cơ quan chức năng của nhà nước phải tạo điều kiện giúp đỡ, tạo môi trường kinh tế xã hội thuận lợi, thúc đẩy sự cạnh tranh để các doanh nghiệp phát triển đầy đủ. Nhà nước không thể thay các doanh nghiệp trong việc nhận biết thị trường và xác định thay cho họ cách thức ứng xử thích hợp với điều kiện cạnh tranh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nhiều vấn đề mà Nhà nước phải giải quyết để tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là một nội dung hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế chung của đất nước và của doanh nghiệp trong đó có các tổ chức thực hiện dịch vụ của ngành khoa học công nghệ.
Quy định cụ thể nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của các tổ chức KH&CN công lập để thống nhất trong cả nước, tránh tình trạng chồng chéo, nhầm lẫn sang dịch vụ công (vừa qua Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 01/2017/TT-BKHCN ngày 12/01/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định 54/2014/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN công lập, trong đó có đề cập đến các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, song chưa rõ).
Bên cạnh đó, để giúp cho Trung tâm có được nguồn tài chính ổn định đảm bảo tốt hoạt động kinh doanh, cần phải có cơ chế, chính sách tốt hơn cho phép Trung tâm được giữ lại nguồn thu dịch vụ nhiều hơn khi cơ chế tự chủ được thực hiện hoàn toàn. Điều này mới giúp nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực, dịch vụ cũng như khả năng cạnh tranh của Trung tâm so với các đối thủ khác.
4.3.2. Kiến nghị với Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa
- Thường xuyên mở các lớp huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thái độ ứng xử và đạo đức nghề nghiệp cho toàn cán bộ viên chức trong Trung tâm để duy trì và nâng cao văn hóa doanh nghiệp, củng cố thương hiệu. - Xây dựng các chương trình quảng cáo, truyền thông, tiếp thị trong toàn tỉnh và các tỉnh lân cận để khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến thương hiệu của Trung tâm.
- Tổ chức các sự kiện giới thiệu về các dịch vụ kinh doanh của trung tâm nhiều hơn không chỉ ở trong tỉnh mà còn ở các tỉnh lân cận,
KẾT LUẬN
Dịch vụ khoa học công nghệ rất đa dạng và hiện nay có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Do đó Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa luôn cố gắng và nỗ lực không ngừng để khẳng định vị thế của mình trong ngành khoa học công nghệ. Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa luôn tâm niệm, chất lượng dịch vụ là yếu tố tiên quyết, nó quyết định tới năng lực cạnh tranh của Trung tâm so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành. Chính bởi vậy, ngay từ những ngày đầu thành lập Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa đã nỗ lực không ngừng và đang ngày một nâng cao về giá trị thương hiệu cũng như chất lượng dịch vụ của mình để ngày một phát triển lớn mạnh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Với việc thực hiện đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh Lào Cai” làm luận văn tốt nghiệp đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Lào Cai; Đề tài cũng đã đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm trong những năm gần đây; Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng cũng như khảo sát so sánh với một số tổ chức kiểm định, kiểm nghiệm khác trên địa bàn tỉnh đề tài đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị đối với Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa để thời gian tới Trung tâm có thể phát huy và khắc phục được những hạn chế còn tồn tại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính tại Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa năm 2015, 2016, 2017
2. Bùi Đức Tuân (2011),“Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam”, Luận án TS - Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Philip Kotler, Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z, NXB Trẻ.
4. Micheal E.Porter, Chiến lược cạnh tranh (1996), NXB Khoa học và Kỹ Thuật Hà Nội.
5. Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập.
6. Ngô Kim Thanh, Giáo trình Marketing chiến lược, NXB ĐH Kinh tế quốc dân 2011.
7. Nguyễn Bách Khoa (2004), Phương pháp xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp, Tạp chí khoa học thương mại, số 4, 5 Hà Nội.
8. Nguyễn Đình Thọ; Nguyễn Thị Mai Trang. (2008). Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp Việt Nam. Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê.
9. Nguyễn Thành Long (2016), "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN du lịch Bến Tre", Luận án TS-Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Tú (2015), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam", Luận án TS - Đại học Kinh tế quốc dân.
11. Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, ngày 11/11/2016 của Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
12. Trần Ngọc Ca (2011), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam: con đường công nghệ", Tạp chí kinh tế và Phát triển, số 165, tháng 4/2011.
13. Trần Minh Đạo (2012), Giáo trình Marketing căn bản, NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
14. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2015), “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: kết quả điều tra từ các năm 2010-2014”. NXB Chính trị quốc gia.
Phụ lục 1
Câu hỏi điều tra, khảo sát nhân viên
Kính chào các anh/chị.
Tôi là Vũ Kim Anh, hiện tôi đang là học viên cao học Trường Đại học Kinh Tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Tôi đang thực hiện Luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.
Rất mong anh/chị dành thời gian quý báu của mình để trả lời các câu hỏi dưới đây để tôi có thể thu thập thông tin cho đề tài của mình. Sự giúp đỡ của anh/chị sẽ đóng góp rất lớn vào kết quả luận văn.
Tôi xin cam kết thông tin của anh/chị chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài, không nhằm mục đích thương mại. Các thông tin này sẽ được giữ bí mật và chỉ được cung cấp cho Thầy cô để kiểm chứng khi có yêu cầu. Xin chân thành cảm ơn!
Mức độ đồng ý của người được khảo sát được chia thành 5 mức độ:
(Tích dấu √ vào phần lựa chọn) 1. Rất không tốt
2. Không tốt 3. Bình thường 4. Tốt
5. Rất tốt
PHẦN KHẢO SÁT THÔNG TIN 1.Thông tin cá nhân
1.1 Giới tính Nam Nữ 1.2 Nhóm tuổi
Dưới 30 Từ 30 – 35 Từ 36 – 40 Trên 40 tuổi 1.3 Học vấn
Dưới Trung cấp Trung cấp- Cao đẳng Đại Học Trên Đại Học
1.4 Thu nhập hiện tại Dưới 6 triệu đồng
Từ 6 triệu đến 8 triệu đồng Từ 8 triệu đến 10 triệu đồng Từ 10 triệu đến 12 triệu đồng Trên 12 triệu đồng
Phần A: Câu hỏi điều tra mức độ đồng ý của người được phỏng vấn
Yếu tố Câu hỏi khảo sát Phương án trả lời
Năng lực tài chính
Nguồn lực tài chính của trung tâm được duy trì ổn định và phát triển
1 2 3 4 5 Tình hình tài chính luôn được công khai minh
bạch, tạo tâm lý ổn định cho bạn Trung tâm có tiềm lực tài chính mạnh, có khả
năng cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh
Nguồn nhân lực
Cơ cấu tổ chức các bộ phận hợp lý
Vị trí công việc của bạn phù hợp với trình độ
chuyên môn được đào tạo
Khả năng đáp ứng công việc của bạn với yêu cầu
của trung tâm
Năng lực
Khoa học
Công nghệ
Trung tâm luôn quan tâm đến sửa chữa, bảo
dưỡng, nâng cấp phần mềm
Hệ thống máy móc thiết bị là hiện đại
Hệ thống thiết bị luôn được kiểm tra và giám sát
chặt chẽ trước khi vận hành
Các máy móc, thiết bị công nghệ đã cải thiện được
hiệu suất và năng suất làm việc của bạn rất tốt
Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất của Trung tâm đáp ứng được yêu cầu công việc
Cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng trong quá trình làm việc
Cơ sở vật chất của Trung tâm khang trang và hiện đại.
Năng lực quản lý
Ban lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ chuyên
môn và khả năng quản lý tốt
Trung tâm có bộ máy và cơ cấu tổ chức được bố trí một cách khoa học, phù hợp với năng lực của từng người
Trung tâm quản lý dựa trên công nghệ thông tin hiện đại
Xây dựng chiến lược quản lý tổng thể và đạt hiệu quả cao
Năng lực Marketing Hoạt động marketing của trung tâm luôn đáp ứng như cầu, thị hiếu của khách hàng
Trung tâm có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường
Chiến lược phát triển các hoạt động marketing của doanh nghiệp luôn phát huy hiệu quả Trung tâm luôn có mối quan hệ tốt với khác hàng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Phần B: Ý kiến đóng góp của người được phỏng vấn đối với vấn đề góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………
Xin chân thành cảm ơn!
Lào Cai, Ngày tháng năm
PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG
Kính gửi: Quý khách hàng
Tôi là Vũ Kim Anh, hiện tôi đang là học viên cao học Đại học Thái Nguyên- Trường Đại học Kinh Tế và Quản trị Kinh doanh. Tôi đang thực hiện Luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.
Rất mong anh/chị dành thời gian quý báu của mình để trả lời các câu hỏi dưới đây để tôi có thể thu thập thông tin thực hiện đề tài của mình. Sự giúp đỡ của anh/chị sẽ đóng góp rất lớn vào kết quả luận văn.
Tôi xin cam kết thông tin của anh/chị chỉ được phục vụ với mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn nói trên, không nhằm mục đích thương mại. Các thông tin này sẽ được giữ bí mật và chỉ được cung cấp cho Thầy cô để kiểm chứng khi có yêu cầu. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị!
Tên khách hàng: Số điện thoại:
Để trả lời câu hỏi Quý khách vui lòng đánh dấu X vào các ô trống với các mức độ được quy ước như sau:
1. Rất không tốt 2. Không tốt 3. Bình thường 4. Tốt
5. Rất tốt