5. Bố cục luận văn
4.2.1. Giải pháp về chất lượng dịch vụ
Để có thể nâng cao được chất lượng dịch vụ trong thời gian tới Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa cần tập trung vào một số biện pháp chính sau đây:
Về trang thiết bị máy móc
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, hiệu chuẩn hệ thống máy móc thiết bị phục vụ hoạt động kiểm định và kiểm nghiệm.
Yếu tố về con người:
- Đào tạo, đào tạo nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ cán bộ viên chức, hợp đồng lao động. Đây là lực lượng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, vì vậy trình độ chuyên môn, kỹ năng, đạo đức của nhân viên sẽ là nội dung chính làm hài lòng khách hàng, bởi thế Trung tâm Kiểm định và Kiểm
nghiệm hàng hóa cần xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, đầy kinh nghiệm có thái độ phục vụ tốt và đạo đức nghề nghiệp, Trung tâm cần tập trung vào việc xây dựng các yếu tố sau:
+ Thường xuyên rèn luyện tay nghề các thử nghiệm viên, kiểm định viên nhằm mang lại kết quả chính xác nhất cho khách hàng.
+ Thường xuyên tổ chức các lớp học, tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ viên chức và hợp đồng lao động nhằm tạo niềm tin và cái nhìn đầy thiện cảm của khách hàng giành cho Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa.
4.2.2. Giải pháp về giá dịch vụ
Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa cần linh động trong chính sách giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay. Do có rất nhiều các tổ chức cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ trên thị trường tỉnh Lào Cai hiện nay như: Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực I, Công ty TNHH MTV tư vấn và kiểm định an toàn Việt Nam, Chi nhánh Công ty CP tập đoàn Vinacontrol Lào Cai; Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn Quân đội, Trung tâm Kỹ Thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1; Công ty CP chứng nhận và giám định Vinacert …nên Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa cần điều chỉnh mức giá cho phù hợp.
Hiện nay mức giá mà Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa đưa ra là thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, theo lộ trình tự chủ và cổ phần hóa thì Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa cũng cần phải có chiến lược giá dịch vụ sao cho vẫn đảm bảo duy trì và phát triển đơn vị, vẫn có thể duy trì được thị phần đang có và hướng tới mở rộng thêm thị phần trên địa bàn tỉnh Lào Cai và một số tỉnh lân cận. Để có thể áp mức giá hợp lí Trung tâm cần tập trung vào việc tiết kiệm nguồn nguyên nhiên liệu, vật tư đầu vào để có cách xây dựng mức giá hợp lý nhất so với các đối thủ trong ngành bằng việc áp dụng một số biện pháp sau:
+ Giảm định mức tiêu hao vật tư, hóa chất trên một mẫu thử bằng các biện pháp về đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ thử nghiệm viên.
+ Nâng cao ý thức tiết kiệm điện, vật tư, hóa chất, nhiên liệu đối trong toàn Trung tâm.
+ Xây dựng các chế độ khen thưởng do tiết kiệm được nhiên liệu cho Trung tâm.
4.2.3. Chính sách lương thưởng và đào tạo nhân viên
Chính sách lương thưởng:
- Trung tâm cần thực hiện hình thức trả lương chia theo doanh thu để cán bộ viên chức, hợp đồng lao động có thu nhập cao, tạo động lực làm việc cho người lao động, ngoài ra nó còn là yếu tố kích thích cán bộ cố gắng đạt chỉ tiêu doanh thu đề ra của đơn vị.
- Cần phát huy việc khen thưởng, tuyên dương các thành tích của cán bộ viên chức, hợp đồng lao động có ý thức tiết kiệm, có ý thức đạo đức nghề nghiệp để kịp thời động viên, khích lệ họ đồng thời cũng là động lực để toàn thể cán bộ trong toàn đơn vị học tập và noi gương.
Đào tạo nhân viên:
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao về trình độ chuyên môn cải cách thử nghiệm viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá cũng như kỹ năng mềm cho đội ngũ cán bộ viên chức trong toàn đơn vị.
- Thường xuyên rèn luyện, kiểm tra tay nghề các thử nghiệm viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá thông qua các cuộc đánh giá nội bộ theo quy định
- Tiếp tục cử cán bộ quản lý tham gia các khóa học ngắn hạn về kỹ năng quản lý lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp nhằm nâng cao năng lực điều hành, quản lý đơn vị một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
- Cần phải rút ngắn thời gian lấy mẫu thử nghiệm, kiểm nghiệm và trả kết quả cho khách hàng.
Xử phạt, kỷ luật:
- Cần kỷ luật nghiêm minh các cán bộ viên chức, hợp đồng lao động có hành vi, lời nói không chuẩn mực, gây khó khăn, phiền hà với khách hàng.
4.2.4. Tăng cường hiệu quả của hoạt động tiếp thị, quảng cáo
Quảng cáo và tiếp thị được hiểu là các biện pháp xúc tiến bán hàng để có thể tiếp cận một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời tới khách hàng. Để hoạt động này có thể đạt hiệu quả cao Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa cần chú trọng và đầu tư hơn nữa vào các mặt sau đây:
- Trung tâm cần đầu tư và xác định một tỷ lệ kinh phí dành cho hoạt động quảng cáo tiếp thị phải chiếm 8-10% lợi nhuận của doanh nghiệp, đây không phải là mức cao so với mặt bằng chung của Việt Nam và rất thấp so với thế giới, nhưng trong điều kiện thực tế thì tỷ lệ này là phù hợp với Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa, trong thời gian tới, việc nâng cao mức tỷ lệ này cũng cần được xem xét. Ngoài ra nội dung quảng cáo, tiếp thị cần được xây dựng một cách chuyên sâu, cần có sự tham gia của các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo, tiếp thị thì mới có thể có được những quảng cáo thu hút được sự quan tâm chú ý của khách hàng tới dịch vụ của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa.
- Sử dụng nhiều phương tiện hình thức quảng cáo hơn nữa, không nên chỉ chú trọng tới việc quảng cáo trên truyền hình, vì với công nghệ thông tin phát triển, việc quảng cáo trên mạng internet là hiệu quả hơn, vì số lượng người sử dụng mạng internet đang ngày càng gia tăng và trở thành xu hướng phát triển của công nghệ quảng cáo. Vì thế, thông tin trên website của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa phải được đầu tư, bao gồm các thông tin về dịch vụ khoa học công nghệ, chất lượng, giá cả.... Các thông tin cần được kiểm duyệt và cập nhật thường xuyên nổi bật trên các trang quảng cáo để thu hút, dễ tiếp cận tới khách hàng.
- Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa nên thường xuyên tham gia vào các chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng các phép thử…. Qua đó có thể quảng bá hình ảnh và chất lượng dịch vụ của Trung tâm không những trên địa bàn tỉnh Lào Cai mà tất cả các tỉnh, thành đều biết đến Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh Lào Cai .
4.2.5. Giải pháp liên quan đến hoạt động Marketing
Thị phần là bức tranh phản ánh một cách chân thực và khái quát nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi vậy muốn khẳng định được lợi thế cạnh tranh của mình, Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa cần gia tăng thị phần nhiều hơn nữa. Để gia tăng thị phần, Trung tâm cần thực hiện tốt các biện pháp marketing và xúc tiến thương mại để quảng bá về hình ảnh, thương hiệu và dịch vụ của mình để khách hàng tìm đến và lựa chọn sản dịch vụ của Trung tâm hay cũng chính là đang góp phần gia tăng thị phần. Các biện pháp cần thực hiện như sau:
- Chiến lược thị trường mục tiêu: Trung tâm cần xác định đâu là địa bàn mục tiêu của mình để đưa ra những chiến lược, mục tiêu kinh doanh cụ thể để có thể thu hút được một số lượng lớn đông đảo khách hàng ở địa bàn đó. Luôn luôn coi cạnh tranh là động lực để cải tiến và phát triển kinh doanh.
- Cần xác định rõ đối tượng khách hàng của Trung tâm là những đối tượng thuộc lĩnh vực nào để đưa ra những chính sách về giá, về chất lượng dịch vụ cho phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng của lĩnh vực đó để làm hài lòng họ một cách hiệu quả nhất.
Để hoàn thiện chiến lược kinh doanh, có một số điểm Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa cần chú ý là:
+ Trung tâm cần chú ý nhiều hơn tới hoạt động Marketing, giới thiệu hình ảnh, thương hiệu và hoạt động của mình trên thị trường.
+ Tăng cường và đầu tư hơn nữa cho các hoạt động tiếp xúc khách hàng, xúc tiến thương mại.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường với việc:
+ Thường xuyên tổ chức nghiên cứu và điều tra nhằm đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa.
+ Dựa vào doanh thu khách hàng hàng năm, từ đó phân khúc và định vị sản phẩm dịch vụ nhằm mở rộng thị phần của Trung tâm.
4.2.6. Giải pháp giúp nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu
Xây dựng uy tín và giá trị cho một thương hiệu là công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi sự tổng hợp các yếu tố về chất lượng sản phẩm, khả năng tiếp thị quảng cáo, khả năng xây dựng được hình ảnh thương hiệu dễ nhớ, thường xuyên xuất hiện, xây dựng được niềm tin và sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.Vấn đề này mặc dù được lãnh đạo của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa quan tâm ngay từ những ngày đầu thành lập, tuy nhiên giá trị thương hiệu của doanh nghiệp còn có nhiều hạn chế. Khắc phục được thực tế này có vai trò hiệu quả trong việc khiến khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ của Trung tâm, có
được sự trung thành ngay cả khi đối thủ có những dịch vụ tương đương trên thị trường. Từ đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao và có một vị trí ổn định. Dưới đây là một số biện pháp để giúp Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa có thể nâng cao được uy tín và giá trị thương hiệu của mình.
- Thực hiện các công việc quảng cáo tiếp thị một cách hiệu quả, đưa thương hiệu, và hình ảnh thương hiệu của Trung tâm đến với đông đảo khách hàng. Tham gia phối hợp với các cơ quan quản lý như: Công an tỉnh, Chi cục thi hành án dân sự thành phố, Sở tài chính... một cách thường xuyên hơn, giúp hình ảnh về thương hiệu của Trung tâm có cơ hội được khách hàng biết đến nhiều hơn.
- Thực hiện các công việc chăm sóc khách hàng. Giao nhiệm vụ chăm sóc khách hàng cho phòng ban chuyên biệt, giao chức năng và nhiệm vụ khảo sát thị trường, khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm cung cấp, có báo cáo thường xuyên đến lãnh đạo Trung tâm để có biện pháp điều chỉnh nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
- Tiếp tục mở rộng và phát triển về thị phần trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Mở rộng thị phần sang các tỉnh lân cận như: Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Yên Bái.
- Thực hiện các biện pháp nhằm chống lại tình trạng làm giả logo, thương hiệu và hình ảnh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa.
4.3. Kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
Các cơ quan chức năng của nhà nước phải tạo điều kiện giúp đỡ, tạo môi trường kinh tế xã hội thuận lợi, thúc đẩy sự cạnh tranh để các doanh nghiệp phát triển đầy đủ. Nhà nước không thể thay các doanh nghiệp trong việc nhận biết thị trường và xác định thay cho họ cách thức ứng xử thích hợp với điều kiện cạnh tranh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nhiều vấn đề mà Nhà nước phải giải quyết để tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là một nội dung hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế chung của đất nước và của doanh nghiệp trong đó có các tổ chức thực hiện dịch vụ của ngành khoa học công nghệ.
Quy định cụ thể nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của các tổ chức KH&CN công lập để thống nhất trong cả nước, tránh tình trạng chồng chéo, nhầm lẫn sang dịch vụ công (vừa qua Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 01/2017/TT-BKHCN ngày 12/01/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định 54/2014/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN công lập, trong đó có đề cập đến các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, song chưa rõ).
Bên cạnh đó, để giúp cho Trung tâm có được nguồn tài chính ổn định đảm bảo tốt hoạt động kinh doanh, cần phải có cơ chế, chính sách tốt hơn cho phép Trung tâm được giữ lại nguồn thu dịch vụ nhiều hơn khi cơ chế tự chủ được thực hiện hoàn toàn. Điều này mới giúp nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực, dịch vụ cũng như khả năng cạnh tranh của Trung tâm so với các đối thủ khác.
4.3.2. Kiến nghị với Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa
- Thường xuyên mở các lớp huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thái độ ứng xử và đạo đức nghề nghiệp cho toàn cán bộ viên chức trong Trung tâm để duy trì và nâng cao văn hóa doanh nghiệp, củng cố thương hiệu. - Xây dựng các chương trình quảng cáo, truyền thông, tiếp thị trong toàn tỉnh và các tỉnh lân cận để khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến thương hiệu của Trung tâm.
- Tổ chức các sự kiện giới thiệu về các dịch vụ kinh doanh của trung tâm nhiều hơn không chỉ ở trong tỉnh mà còn ở các tỉnh lân cận,
KẾT LUẬN
Dịch vụ khoa học công nghệ rất đa dạng và hiện nay có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Do đó Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa luôn cố gắng và nỗ lực không ngừng để khẳng định vị thế của mình trong ngành khoa học công nghệ. Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa luôn tâm niệm, chất lượng dịch vụ là yếu tố tiên quyết, nó quyết định tới năng lực cạnh tranh của Trung tâm so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành. Chính bởi vậy, ngay từ những ngày đầu thành lập Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa đã nỗ lực không ngừng và đang ngày một nâng cao về giá trị thương hiệu cũng như chất lượng dịch vụ của mình để ngày một phát triển lớn mạnh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Với việc thực hiện đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh Lào Cai” làm luận văn tốt nghiệp đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Lào Cai; Đề tài cũng đã đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm trong những năm gần đây; Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng cũng như khảo sát so sánh với một số tổ chức kiểm định, kiểm nghiệm khác trên địa bàn tỉnh đề tài đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị đối