Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm kiểm định và kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh lào cai (Trang 82 - 84)

5. Bố cục luận văn

3.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

* Các yếu tố kinh tế

Theo Tổng cục thống kê, mặc dù năm 2017 kinh tế xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp khó lường. Song nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự nỗ lực cố gắng và chủ động khắc phục khó khăn của các Bộ, Ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và của toàn dân nên kinh tế - xã hội nước ta năm 2017 từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế có bước tăng trưởng khá, lạm phát được kiềm chế, an sinh xã hội được bảo đảm, nhiều vấn đề xã hội bức xúc đã tiếp tục được giải quyết có hiệu quả.

Năm 2017 là một năm thực sự thành công của tỉnh Lào Cai khi hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn diện 25 chỉ tiêu chủ yếu đề ra. Trong đó nhiều chỉ tiêu vượt cao như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt trên 10%, thu nhập bình quân của người dân đạt 51,2 triệu đồng, tăng 11,3% so với năm trước, Lào Cai là tỉnh đứng thứ 2 trong khu vực các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, chỉ sau Thái Nguyên. Đặc biệt là mới qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, nhưng đã có nhiều chỉ tiêu đạt trên dưới 90% mục tiêu Nghị quyết đề ra cho tới năm 2020. Xác định xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp ở Lào Cai theo hướng bền vững không những khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương mà còn tạo động lực góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Là vùng địa đầu biên cương của Tổ quốc, có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế cửa khẩu, tỉnh Lào Cai xác định, phát triển kinh tế cửa khẩu là mũi nhọn đột phá trong phát triển kinh tế. Từ đó, tỉnh ban hành nhiều chính sách, chương trình, tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế cửa khẩu, làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

* Chính trị và luật pháp

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Việ ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận,buôn lậu. Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro, của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào, vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu được khi kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào. Trong những năm qua tình hình chính trị tại Việt Nam nói chung và Lào Cai nói riêng là tương đối ổn định điều này sẽ tạo môi trường ổn định, ít có biến động để các doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất kinh doanh một cách

ổn định, ít chịu sự chi phối từ phía chính trị, trong đó có ngành khoa học công nghệ. Tuy nhiên, do đặc điểm là một tỉnh giáp biên nên tình trạng buôn bán lậu, cũng như gian lận trong hoạt động kinh doanh vẫn còn, điều này sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

* Khách hàng

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 1766 năm 2018 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Lào Cai giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030. Lượng phân bón, khoáng sản nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Kim Thành ngày càng tăng. Các khu công nghiệp ngày càng được chú trọng đầu tư….. cho thấy tiềm năng khách hàng thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ là rất lớn. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng về hệ thống giao thông đường bộ trong những năm gần đây không chỉ cho phép trung tâm mở rộng thị trường trong tỉnh mà còn là cơ hội để khai thác khách hàng từ các tỉnh khác.

* Đối thủ cạnh tranh

Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh buộc Trung tâm không ngừng thay đổi để có thể cạnh tranh với họ. Những đối thủ có tiềm lực mạnh họ có thể tạo ra sức ép bằng việc thay đổi giá cả, chất lượng dịch vụ những thay đổi này ít nhiều sẽ ảnh hưởng khả năng cạnh tranh của Trung tâm. Hiện nay, theo thống kê thì trên địa bàn tỉnh Lào Cai có khoảng 10 tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ, trong đó có 01 tổ chức có đặt văn phòng đại diện tại thành phố Lào Cai là Chi nhánh Công ty Cổ phần tập đoàn Vinacontrol Lào Cai. Bên cạnh đó theo đánh giá có thể trong thời gian tới sẽ có sự xuất hiện của một số đối thủ tiềm năng khi một số đơn vị đang xin cấp phép ra nhập ngành. Vì vậy, Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa ngày càng phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt về thị phần, khách hàng, uy tín thương hiệu, chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm kiểm định và kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh lào cai (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)