Kinh nghiệm rút ra cho Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm kiểm định và kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh lào cai (Trang 42)

5. Bố cục luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm rút ra cho Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh

Qua các kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ, Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh Lào Cai có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, đầu tư đồng bộ trang thiết bị kiểm định, kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn theo hướng hiện đại phù hợp theo qui hoạch phát triển của đơn vị và địa phương

Thứ hai, thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề thử nghiệm viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá. Thực hiện việc đánh giá chéo, liên phòng thí nghiệm nhằm đảm bảo kết quả chính xác và chất lượng.

Thứ ba, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng mang tính chuyên nghiệp, thời gian trả kết quả nhanh nhất, chính xác nhất, thuận tiện nhất nhất.

Thứ 4, tạo niềm tin, uy tín của đơn vị đối với khách hàng thông qua việc trao đổi giúp đỡ chia sẻ công việc giữa hai bên nhằm thực hiện nhiệm vụ có sự đồng thuận cao để cho ra đạt kết quả tốt nhất.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Đối thủ cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai là ai?

- Thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai như thế nào?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai?

- Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai là gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để nghiên cứu luận văn, tác giả tiến hành thu thập nguồn số liệu sơ cấp và nguồn số liệu thứ cấp.

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được tác giả thu thập chủ yếu từ hai nguồn thông tin chính sau đây:

+ Thông tin thu thập trực tiếp từ Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai và một số đối thủ cạnh tranh của Trung tâm và một số thông tin được tham khảo từ báo cáo đánh giá, xếp hạng của cơ quan quản lý Nhà nước. Nội dung của thông tin bao gồm các tiêu chí thể hiện khả năng cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai và các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai: thị phần, giá dịch vụ, chất lượng phục vụ, chương trình tiếp thị và uy tín thương hiệu của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai. Nhóm thông tin này được thu thập trong giai đoạn 2015-2017.

+ Ngoài ra, tác giả còn thu thập các thông tin từ các tạp chí, các bài báo, các bài luận văn, các bài luận án, các nghiên cứu khoa học đi trước liên quan đến đề tài. Mục đích của việc thu thập nhóm thông tin này là làm sáng tỏ những khoảng trống từ các nghiên cứu đi trước và làm rõ, kế thừa những khái niệm, định nghĩa cũng như những vấn đề khác liên quan đến đề tài. Nhóm thông tin này được thu thập giai đoạn 2012 - 2017.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập dựa trên các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai.

Cụ thể tác giả đã sử dụng 30 phiếu để khảo sát cán bộ nhân viên của trung tâm về nguồn vốn, năng lực tài chính, nhân lực, khoa học công nghệ và năng lực quản lý, với số lượng phiếu 30 trên tổng số 40 cán bộ công nhân viên của công ty vừa đảm bảo được ý nghĩa thống kê vừa đảm bảo độ tin cậy về tính đại diện . Bên cạnh đó tác giả phát ra 60 phiếu điều tra nhằm khảo sát các đối tượng là khách hàng, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trên từ những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của trung tâm để từ đó có thể so sánh và đánh giá được năng lực cạnh tranh của Trung tâm kiểm định và kiểm nghiệm hàng hóa Lào Cai với các đơn vị khác trên địa bàn. Tuy nhiên, trong 60 phiếu thu về có 2 phiếu không hợp lệ do đó tác giả chỉ có 58 phiếu được đưa vào để so sánh và phân tích.

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu, biểu đồ và đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích so sánh:

Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu của đề tài.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp vấn đề

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những bộ phận ấy.

Trong đề tài này đối tượng mà chúng ta nghiên cứu đó là năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai. Nhiệm vụ của phân tích ở đây là thông qua thực trạng về năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm.

2.2.4.2. Phương pháp kiểm nghiệm định tính

Tác giả, sử dụng thang đo 5 điểm để đánh giá ý kiến của cán bộ, nhân viên và khánh hàng của Trung tâm theo quy ước sau: 1 Rất không hài lòng; 2 Không hài lòng; 3 bình thường; 4 Hài lòng; 5 Rất hài lòng.

Với các mức độ đánh giá được quy định về thang điểm 5 sẽ giúp cho quá trình điều tra, phỏng vấn trở nên dễ dàng hơn và sau đó tác giả chỉ cần tổng hợp lại các phiếu điều tra và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để cho ra kết quả cuối cùng về mức độ trung bình của việc đánh giá của nhân viên về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai. Điểm trung bình của mỗi biến quan sát trong mỗi chỉ tiêu sẽ dùng để đánh giá dựa trên cơ sở phân loại sau:

Bảng 2. 1: Phân loại mức điểm đánh giá Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 1,0 - 1,8 1,81 -2,6 2,61 - 3,4 3,41 - 4,2 4,21 - 5,0

2.2.4.3. Phương pháp phân tích SWOT

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp bạn.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của trung tâm

- Nguồn vốn, năng lực tài chính: Phản ảnh tiềm lực về tài chính của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thị phần:Tiêu chí này thường được đo bằng tỷ lệ doanh thu cung cấp dịch vụ của các dịch vụ khoa học công nghệ trên thị trường. Tiêu chí này càng lớn thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh.

Tiêu chí này thường được đo lường bởi công thức sau:

Thị phần của doanh nghiệp A (theo doanh thu CCDV) =

Doanh thu CCDV của doanh nghiệp A

Doanh thu CCDV trên thị trường x 100%

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh

- Giá dịch vụ

Tiêu chí này được tổng hợp thông qua chính sách giá mà doanh nghiệp thực hiện dịch vụ khoa học công nghệ áp dụng. Giá dịch vụ càng thấp thì doanh nghiệp càng có năng lực cạnh tranh về giá

- Chất lượng phục vụ

Chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp khoa học công nghệ được đo lường bằng sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ, khách hàng càng hài lòng thì chất lượng phục vụ càng cao và ngược lại.

- Chương trình tiếp thị

Các chương trình tiếp thị được đo lường dựa trên sự đa dạng của nội dung tiếp thị và chi phí mà doanh nghiệp đầu tư tổ chức các chương trình tiếp thị. Bên cạnh đó, hiệu quả của các chương trình tiếp thị còn đo lường trên số lượng khách hàng tiếp cận sau mỗi chương trình tiếp thị tổ chức.

- Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp

Đo lường mức độ, uy tín thương hiệu của các doanh nghiệp khoa học công nghệ có thể dựa vào sự đánh giá của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, dựa vào sự đánh giá xếp hạng của cơ quan quản lý Nhà nước.

- Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ chốt quyết định sự thành bại của cả một doanh nghiệp, nguồn nhân lực là nguồn lực của mỗi cá nhân bao gồm cả trí lực và thể lực. Chính vì thế việc quản trị và hoạch định nguồn nhân lực luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.

Chương 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ KIỂM NGHIỆM HÀNG HÓA TỈNH LÀO CAI

3.1. Giới thiệu về Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa và một số đối thủ cạnh tranh của Trung tâm trên địa bàn thủ cạnh tranh của Trung tâm trên địa bàn

3.1.1 Giới thiệu về Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa

3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa

- Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa là đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khoa học công nghệ.

- Địa chỉ: Đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

- MST: 5300 317 416

- Người đại diện theo pháp luật: Ông Hoàng Văn Điệp - SĐT: 0214 3820352

3.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa

Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai là đơn vị sự nghiệp phục vụ công tác quản lý nhà nước về khoa học công nghệ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng, các dịch vụ kỹ thuật khác của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

- Trung tâm thực hiện kiểm định, giám định chất lượng sản phẩm hàng hoá trong sản xuất, lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu. Phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về khoa học công nghệ; Kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo trong phạm vi được công nhận. Cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các phương tiện đo lường, thử nghiệm, thiết bị kỹ thuật.

- Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, phục vụ công tác quản lý nhà nước. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá của địa phương; dịch vụ về việc áp dụng các hệ thống

quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao năng suất - chất lượng các sản phẩm hàng hóa, sản phẩm dịch vụ.

- Thực hiện việc đánh giá sự phù hợp, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, chứng nhận sản phẩm hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật theo lĩnh vực được công nhận.

- Thực hiện lấy mẫu hoặc tiếp nhận mẫu sản phẩm hàng hoá, kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng và cấp phiếu kết quả kiểm nghiệm theo yêu cầu; giám định kỹ thuật trong phạm vi và lĩnh vực được chỉ định; Khảo sát, đánh giá các điều kiện kỹ thuật, thực trạng công nghệ, chuyển giao công nghệ và an toàn công nghiệp.

- Tổ chức các hội thảo khoa học; tập huấn, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và chứng nhận chất lượng.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học công nghệ theo qui định của pháp luật.

- Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để xuất, nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm hàng hoá thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

- Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ viên chức, tài sản, tài chính theo quy định hiện hành.

- Thực hiện nhiệm vụ khác được Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ giao.

3.1.1.3. Bộ máy tổ chức của Trung tâm:

Bộ máy tổ chức tại Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa có cơ cấu được biểu diễn dưới sơ đồ sau:

Sơ đồ 3. 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa

( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính tại Trung tâm)

*Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:

Ban lãnh đạo

+ Trách nhiệm của Giám đốc Trung tâm

- Giám đốc điều hành toàn diện mọi hoạt động của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ về mọi hoạt động của Trung tâm theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được quy định tại Quyết định số 2731/QĐ- UBND ngày 29/9/2010 của UBND tỉnh Lào Cai.

- Giám đốc thực hiện trách nhiệm, và quyền hạn của mình theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh và Sở KH&CN. Giám đốc làm việc theo chế độ thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Trực tiếp giải quyết những vấn đề quan trọng của Trung tâm được UBND tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ giao. Chỉ đạo công tác tổ chức và cán bộ, công tác tư tưởng chính trị, công tác kế hoạch và tài vụ, công tác thi đua và khen thưởng, quan hệ đối ngoại và chủ trì tổ chức các cuộc họp của Trung tâm. Trực tiếp chỉ đạo công tác Phòng Hành chính - Tổng hợp

- Tham gia ý kiến với các ban ngành và địa phương trong tỉnh để xử lý các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG HCTH PHÒNG CNHC PHÒNG KIỂM ĐỊNH PHÒNG KIỂM NGHIỆM

- Quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Trung tâm (Trừ các vấn đề đòi hỏi cần lấy ý kiến tập thể như đã quy định).

- Khi Giám đốc đi vắng uỷ quyền cho một Phó Giám đốc thường trực chỉ đạo công việc. Khi Phó Giám đốc đi công tác vắng, Giám đốc trực tiếp giải quyết hoặc phân công Phó Giám đốc khác giải quyết công việc.

+ Trách nhiệm của Phó Giám đốc Trung tâm

- Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm kiểm định và kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh lào cai (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)