Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm kiểm định và kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh lào cai (Trang 43 - 46)

5. Bố cục luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để nghiên cứu luận văn, tác giả tiến hành thu thập nguồn số liệu sơ cấp và nguồn số liệu thứ cấp.

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được tác giả thu thập chủ yếu từ hai nguồn thông tin chính sau đây:

+ Thông tin thu thập trực tiếp từ Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai và một số đối thủ cạnh tranh của Trung tâm và một số thông tin được tham khảo từ báo cáo đánh giá, xếp hạng của cơ quan quản lý Nhà nước. Nội dung của thông tin bao gồm các tiêu chí thể hiện khả năng cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai và các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai: thị phần, giá dịch vụ, chất lượng phục vụ, chương trình tiếp thị và uy tín thương hiệu của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai. Nhóm thông tin này được thu thập trong giai đoạn 2015-2017.

+ Ngoài ra, tác giả còn thu thập các thông tin từ các tạp chí, các bài báo, các bài luận văn, các bài luận án, các nghiên cứu khoa học đi trước liên quan đến đề tài. Mục đích của việc thu thập nhóm thông tin này là làm sáng tỏ những khoảng trống từ các nghiên cứu đi trước và làm rõ, kế thừa những khái niệm, định nghĩa cũng như những vấn đề khác liên quan đến đề tài. Nhóm thông tin này được thu thập giai đoạn 2012 - 2017.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập dựa trên các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai.

Cụ thể tác giả đã sử dụng 30 phiếu để khảo sát cán bộ nhân viên của trung tâm về nguồn vốn, năng lực tài chính, nhân lực, khoa học công nghệ và năng lực quản lý, với số lượng phiếu 30 trên tổng số 40 cán bộ công nhân viên của công ty vừa đảm bảo được ý nghĩa thống kê vừa đảm bảo độ tin cậy về tính đại diện . Bên cạnh đó tác giả phát ra 60 phiếu điều tra nhằm khảo sát các đối tượng là khách hàng, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trên từ những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của trung tâm để từ đó có thể so sánh và đánh giá được năng lực cạnh tranh của Trung tâm kiểm định và kiểm nghiệm hàng hóa Lào Cai với các đơn vị khác trên địa bàn. Tuy nhiên, trong 60 phiếu thu về có 2 phiếu không hợp lệ do đó tác giả chỉ có 58 phiếu được đưa vào để so sánh và phân tích.

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu, biểu đồ và đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích so sánh:

Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu của đề tài.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp vấn đề

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những bộ phận ấy.

Trong đề tài này đối tượng mà chúng ta nghiên cứu đó là năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai. Nhiệm vụ của phân tích ở đây là thông qua thực trạng về năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm.

2.2.4.2. Phương pháp kiểm nghiệm định tính

Tác giả, sử dụng thang đo 5 điểm để đánh giá ý kiến của cán bộ, nhân viên và khánh hàng của Trung tâm theo quy ước sau: 1 Rất không hài lòng; 2 Không hài lòng; 3 bình thường; 4 Hài lòng; 5 Rất hài lòng.

Với các mức độ đánh giá được quy định về thang điểm 5 sẽ giúp cho quá trình điều tra, phỏng vấn trở nên dễ dàng hơn và sau đó tác giả chỉ cần tổng hợp lại các phiếu điều tra và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để cho ra kết quả cuối cùng về mức độ trung bình của việc đánh giá của nhân viên về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai. Điểm trung bình của mỗi biến quan sát trong mỗi chỉ tiêu sẽ dùng để đánh giá dựa trên cơ sở phân loại sau:

Bảng 2. 1: Phân loại mức điểm đánh giá Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 1,0 - 1,8 1,81 -2,6 2,61 - 3,4 3,41 - 4,2 4,21 - 5,0

2.2.4.3. Phương pháp phân tích SWOT

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp bạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm kiểm định và kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh lào cai (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)