CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về mô hình hợp tác công tư (PPP)
2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp tưnhân khi tham gia PPP
Trở ngại lớn nhất trong việc hấp thụ đầu tư của khu vực tư nhân đối với các dự án PPP là vấn đề chia sẻ rủi ro, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng đã được xem xét khắc phục (Chu Nhường & Đinh Tuấn Minh, 2015).
Theo Phạm Quốc Trường (2014) các yếu tố tác động đến nhà đầu tư tư nhân: nợ chính phủ, thông tin cho các thông tin, quỹ hạ tầng, sự đảm bảo, quỹ ổn định đầu tư. Theo Nghị định của Thủ tướng Chính phủ mới ban hành thì dự án được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư phải đáp ứng đầy đủ 5 điều kiện:
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phù hợp với lĩnh vực đầu tư theo quy định.
- Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư.
- Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
- Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và dự án công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Đây là 5 điều kiện mà các doanh nghiệp tư nhân cần biết để có thể chủ động đề xuất những dự án phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp và cũng là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra quyết định khi chọn dự án, chọn nhà đầu tư.