Quy trình thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong các dự án nhà ở xã hội tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 41 - 43)

Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 210 công ty tư nhân (chủ yếu là các công ty ngành xây dựng, bất động sản) đang kinh doanh tại Việt Nam. Thời gian phỏng vấn từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015. Quy trình nghiên cứu của luận văn được thể hiện ở sơ đồ sau:

Hình 3.1 - Quy trình thực hiện nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tự phân tích)

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

Mô hình và thang đo

Thảo luận tay đôi

Điều chỉnh mô hình và thang đo

Phỏng vấn thử

Mô hình và thang đo Giai đoạn 1:

Nghiên cứu sơ bộ (Định tính) Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức (Định lượng) Bảng câu hỏi phỏng vấn Xử lý và phân tích dữ liệu Kết luận và kiến nghị

Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ

Qua quá trình phân tích cơ sở lý thuyết về PPP và nhà ở xã hội, kết hợp việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây, tác giả xác định cho đến nay vẫn chưa có mô hình nghiên cứu về mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư vào Nhà ở xã hội theo hình thức PPP. Vì thế, để xây dựng mô hình trong nghiên cứu này tác giả đã dựa trên các kết quả nghiên cứu định tính, một phần định lượng của các nhà nghiên cứu đi trước. Qua cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân và tác giả đưa ra bảng câu hỏi nghiên cứu.

Tiếp theo tác giả gửi bảng câu hỏi cho 5 người làm việc trong lĩnh vực xây dựng, quản lý Nhà ở xã hội và nhận phản hồi nhận xét từ các đối tượng này. Đồng thời tác giả tìm kiếm các ý kiến của các chuyên gia thông qua mạng internet. Từ đó, tác giả điều chỉnh và hoàn chỉnh bảng câu hỏi nghiên cứu.

Giai đoạn 2: Thực hiện Nghiên cứu chính thức

Xây dựng Bảng câu hỏi hoàn chỉnh (xem phụ lục 01)

Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát: Theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước lượng. Theo đó, nghiên cứu này có 35 câu hỏi, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 35 x 5 = 175. Như vậy tác giả chọn kích thước mẫu 180 là phù hợp.

Tác giả đã gửi Bảng câu hỏi đến 210 công ty tư nhân và đã chọn ra 180 phiếu khảo sát hợp lệ để đưa vào phân tích.

Dữ liệu thu thập được từ phiếu sẽ được nhập vào phần mềm chuyên dụng SPSS 22.0 và Excel 2010 để xử lý. Dữ liệu sẽ được kiểm tra, mã hóa và làm sạch trước khi tiến hành các bước phân tích như: Thống kê mô tả; Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp tính hệ số Cronbach Alpha; Phân tích yếu tố khám phá (EFA) để xác định các yếu tố phù hợp chuẩn bị cho phân tích hồi quy, yếu tố không phù hợp sẽ được loại bỏ; Phân tích hồi quy nhằm xác định yếu tố nào tác động mạnh, yếu đến mức độ sẵn sàng đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra Kết luận và kiến nghị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong các dự án nhà ở xã hội tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)