Tóm tắt kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong các dự án nhà ở xã hội tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 76 - 77)

Đề tài “Mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư

theo phương thức PPP trong các dự án nhà ở xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh” được tìm hiểu với mục tiêu chung là xác định các yếu tố quan trọng có tác

động đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia theo phương thức PPP trong các dự án nhà ở xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng).

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp thảo luận nhóm. Kết quả nghiên cứu định tính kết hợp với các nghiên cứu liên quan nhằm đưa ra mô hình nghiên cứu ban đầu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện gồm có 27 biến quan sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Số lượng bảng câu hỏi hợp lệ sử dụng cho nghiên cứu định tính là 180 bảng.

Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 với một số công cụ chủ yếu như thống kê mô tả, phân tích yếu tố khám phá EFA, kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích phương sai (Anova).

Kết quả thống kê mô tả trong nghiên cứu này cho thấy khi được hỏi về sự sẵn sàng tham gia đầu tư thì tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân không có ý kiến, không sẵn lòng và hoàn toàn không sẵn sàng chiếm phần nhiều (chiếm 68%). Nguyên nhân chủ yếu là do Lợi nhuận đầu tư chưa cao, chưa thu hút được các doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư.

Sau khi kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, các biến đều đạt yêu cầu nên ta tiếp tục phân tích yếu tố khám phá EFA và loại biến LN06 vì không đạt yêu cầu. 26 biến quan sát còn lại tạo thành 6 yếu tố và hệ số Cumulative % cho biết 6 yếu tố này giải thích 56,631% biến thiên của dữ liệu. Mức độ quan trọng của các yếu tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: (1)Lợi nhuận đầu tư; (2) Năng lực các bên tham

gia; (3) Tìm kiếm đối tác tin cậy; (4) Môi trường pháp lý; (5) Môi trường kinh tế vĩ mô; (6) Chia sẽ rủi ro phù hợp.

Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến: như số liệu ở bảng “Bảng 4.8: Các thông số

thống kê của từng biến trong phương trình”, ta thấy hệ số phóng đại phương sai

VIF của các biến tương đối nhỏ (tất cả đều nhỏ hơn 2). Do đó hiện tượng giữa các biến độc lập trong mô hình này là nhỏ, không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy.

Mô hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương bé nhất OSL (Ordinary Least Squares) được thực hiện với một số giả định và mô hình chỉ thực sự có ý nghĩa khi các giả định này được đảm bảo. Sử dụng biểu đồ phân tán Scatterplot ta thấy phần dư không thay đổi theo một trật nào đối với giá trị dự đoán. Do đó giả thiết về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm. Sử dụng biểu đồ Histogram ta thấy phần dư có dạng gần với phân phối chuẩn. Sử dụng đồ thị Q-Q plot biểu diễn các quan điểm quan sát thực tế tập trung khá sát đường cho những giá trị kỳ vọng, có nghĩa là phần dư có phân phối chuẩn.

Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy không có sự khác biệt về vốn và lĩnh vực kinh doanh ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của đầu tư của doanh nghiệp tư nhân theo hình thức PPP vào lĩnh vực nhà ở xã hội.

Như vậy, kết quả phân tích cho thấy nghiên cứu đã đạt mục tiêu chung của tác giả là xác định được 6 yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố này đến sự sẵn sàng của doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo phương thức PPP vào nhà ở xã hội. Trong đó yếu tố lợi nhuận có ảnh hưởng lớn nhất tới tính sẳn sàng đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong các dự án nhà ở xã hội tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)