Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong các dự án nhà ở xã hội tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 43 - 56)

Hình 3 .1 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tác giả tự phân tích)

Các giả thuyết của mô hình:

H1: Lợi nhuận đầu tư có ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo phương thức PPP trong các dự án nhà ở xã hội.

H2: Tìm kiếm đối tác tin cậy ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo phương thức PPP trong các dự án nhà ở xã hội.

Lợi nhuận đầu tư Tìm kiếm đối tác tin cậy

Môi trường pháp lý Kinh tế vĩ mô ổn định

Chia sẽ rủi ro phù hợp

Năng lực các bên tham gia dự án

MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÂN H 1 H 5 H 2 H 4 H 3 H 6

H3: Môi trường pháp lý có ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo phương thức PPP trong các dự án nhà ở xã hội.

H4: Kinh tế vĩ mô ổn định có ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo phương thức PPP trong các dự án nhà ở xã hội.

H5: Năng lực các bên tham gia dự án có ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo phương thức PPP trong các dự án nhà ở xã hội.

H6: Chia sẽ rủi ro phù hợp có ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo phương thức PPP trong các dự án nhà ở xã hội.

3.3. Định nghĩa các biến 3.3.1. Biến phụ thuộc 3.3.1. Biến phụ thuộc

Có sáu khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu này để đo lường mức độ sẵn lòng đầu tư vào các dự án Nhà ở xã hội theo hình thức PPP tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: (1) Lợi nhuận đầu tư, (2) Tìm kiếm đối tác tin cậy, (3) Môi trường pháp lý, (4) Kinh tế vĩ mô ổ định, (5) Năng lực các bên tham gia và (6) Chia sẻ rủi ro phù hợp. Sáu khái niệm này đều là khái niệm đơn hướng. Thông qua thảo luận nhóm, kết quả kỳ vọng rằng sáu khái niệm này là sáu biến độc lập, có tác động với sự sẵn lòng đầu tư của doanh nghiệp theo chiều dương.

3.3.2. Biến độc lập

Lợi nhuận đầu tư:

Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập (income) và chi phí (expenses) mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Mục tiêu truyền thống và quan trọng của một chủ công ty theo lý thuyết là đạt tối đa lợi nhuận và giả thuyết này rất vững chắc. Nó vẫn tạo nên cơ sở của rất nhiều lý thuyết của kinh tế vi mô.Về lịch sử mà nói những nhà kinh tế trong các phân tích của họ về công ty đều lấy lợi nhuận tối đa làm mục đích

cuối cùng. Khi tham gia đầu tư thì ít nhiều các công ty tư nhân đều quan tâm và kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận. Vì vậy tác giả đã chọn biến lợi nhuận đầu tư có tác động đến sự sẵn sàng đầu tư của doanh nghiệp.

Tìm kiếm đối tác tin cậy:

ADB (2006) cho rằng thành công của dự án PPP cũng phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn này. Khi tham gia dự án, tư nhân có trách nhiệm tài trợ vốn, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và cung cấp dịch vụ cho đến khi kết thúc thời gian nhượng quyền. Để đảm bảo lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực, Miller (2000) đề nghị chính phủ xây dựng quy trình đấu thầu minh bạch và cạnh tranh, dựa trên các cơ sở như phạm vi khách hàng, công bằng, cạnh tranh và tài chính minh bạch. Ngoài ra, cần sử dụng những phương pháp đánh giá khoa học và xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với mục tiêu của chính phủ(Marcus và Graeme, 2004).

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là yếu tố đầu tiên quyết định đến việc dự án mà chính phủ kêu gọi đầu tư có hấp dẫn được các nhà đầu tư hay không. Môi trường pháp lý tốt không chỉ gây ấn tượng cho các nhà đầu tư xem xét đầu tư vào một khu vực, một quốc gia mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho khu vực quốc gia đó so với những địa điểm đầu tư khác.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo về PPP, về Nhà ở xã hội và thu hút đáng kể các nhà đầu tư tham dự. Hầu hết các nhà đầu tư đều bày tỏ mong muốn đầu tư, nhưng còn e ngại phải đối mặt với quá nhiều vấn đề về pháp lý liên quan đến đầu tư tư nhân, từ khung pháp lý, các quy định hiện hành đến chính sách tài trợ. Để khuyến khích đối tượng này, chính phủ đã điều chỉnh và bổ sung nhiều quy định mới theo hướng tạo sự thuận lợi cho các nhà đầu tư để thu hút đầu tư. Hiện nay,cơ chế áp dụng cho đầu tư tư nhân trong lĩnh vực NƠXH cụ thể như sau:

• Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

• Luật đấu thầu ngày 26/11/2013

• Luật Nhà ở số: 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014.

• Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của chính phủ về phát triển và quản lý Nhà ở xã hội.

• Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của chính phủ về phát triển và quản lý Nhà ở xã hội.

• Và một số luật, nghị định liên quan như Luật doanh nghiệp, Nghị định về trợ giúp và phát triển doanh nghiệp, ...

Kinh tế vĩ mô ổn định:

Theo kết quả nghiên cứu của Sader (2000) kết luận rằng: Lợi nhuận của một dự án phụ thuộc chủ yếu vào môi trường kinh doanh tương lai. Sự bất ổn của các điều kiện vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư. Nhà đầu tư chờ đợi những hành động thiết thực của chính phủ nhằm giảm bớt sự bất ổn trong đầu tư.

Năng lực các bên tham gia dự án

Năng lực các bên tham gia dự án là khả năng các doanh nghiệp tư nhân và Cơ quan Nhà nước có đủ vốn, đủ nhân lực, đủ nhân tài, đủ đội ngũ lao động…để hoàn thành tốt nhiệm vụ hay không. Theo Nghị đinh số 15/2015/NĐ-CP (Về đầu tư theo hình thức đối tác công tư) quy định rõ việc sử dụng nguồn vốn, việc giải chi ngân sách, việc đấu thầu, huy động vốn… cho các bên tham gia. Ví dụ Điều 10 của Nghị định có nêu: Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Vì vậy, tác giả đã đưa yếu tố Năng lực các bên tham gia dự án là yếu tố tác động tới sự sẵn sàng của doanh nghiệp tư nhân khi đầu tư vào Nhà ở xã hội theo hình thức PPP.

Chia sẽ rủi ro phù hợp

Một trong những vấn đề được đặt ra cho các dự án theo hình thức PPP là sự phân chia vai trò, trách nhiệm cũng như rủi ro của hai bên công và tư. Quan hệ PPP được thể hiện cụ thể thông qua các hợp đồng là các đơn thầu độc lập có quy mô khác nhau với hình thức phân chia vai trò, trách nhiệm, công việc và rủi ro. Các rủi ro trong dự án PPP bao gồm hai dạng là rủi ro hệ thống và rủi ro của chính dự án.

Rủi ro hệ thống là các rủi ro ở mức vĩ mô, như sự suy giảm kinh tế, sự tăng chi phí lao động, áp lực cạnh tranh… Rủi ro của chính dự án như dự báo sai dân số, số khách hàng, các điều kiện khí tượng thủy văn có ảnh hưởng đến công trình hạ tầng. các rủi ro này cần được khảo sát và thảo thảo luận kỹ giữa khu vực tư nhân và nhà nước trong quá trình đàm phán hợp đồng (Vương Đức Hoàng Quân, 2013)

Merna và Smith (1996) định nghĩa phân bổ rủi ro là sự phân chia các công việc giữa các đối tác trong cùng một dự án, mỗi đối tác có trách nhiệm tài trợ, xây dựng, kinh doanh và gánh chịu các rủi ro phát sinh từ công việc được giao. Flanagan và Norman (1993) cho rằng các đối tác công và tư khi tham gia PPP cần phải xác định và hiểu rõ tất cả các rủi ro tiềm tàng liên quan đến PPP để đảm bảo rằng các rủi ro được phân chia một cách hợp lý. Rủi ro sẽ được phân chia cho bên có khả năng tài chính và kỹ thuật tốt nhất để xử lý chúng. Trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản này, các nhà nghiên cứu đã xây dựng chiến lược phân chia rủi ro trong các dự án PPP (SMEC,2011). Đặc điểm nổi bật của các dự án đường bộ là rủi ro cao do thâm dụng vốn, thời gian thực hiện dự án dài và nhiều bên tham gia, cần thiết phải chia sẻ rủi ro cho các đối tác tin cậy nhằm đạt được hiệu quả đầu tư (Nisar, 2007).

Để quản trị rủi ro tối ưu cần phải xác định và phân loại các rủi ro. Merna và Smith (1996) chia các rủi ro của dự án PPP thành hai nhóm chính: rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro hệ thống là những rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của những người tham gia dự án, bao gồm rủi ro chính trị, pháp lý, kinh tế và môi trường. Rủi ro phi hệ thống liên quan đến bản thân dự án, như rủi ro xây dựng, thiết kế, vận hành, tài chính và doanh thu. Nisar (2007) thì phân chia rủi ro theo hai khía cạnh: rủi ro hiện hữu và rủi ro tiềm tàng phát sinh trong quá trình thiết kế, xây dựng và phát triển, chi phí hoạt động, sự đa dạng của nguồn thu và các loại rủi ro khác. Một cách phân loại khác cũng được sử dụng phổ biến như phân loại theo lĩnh vực có liên quan như rủi ro doanh thu, rủi ro phân bổ đất, rủi ro nhu cầu, rủi ro kinh tế, rủi ro thiếu cạnh tranh, rủi ro về chi phí hoạt động, rủi ro nợ vay, và rủi ro chính trị (Wang và các tác giả, 2000; Thomas và các tác giả, 2003).

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều khẳng định không có một danh sách các rủi ro cố định cho tất cả dự án. Các rủi ro của dự án PPP thường bị ảnh hưởng bởi quy mô, đặc điểm dự án; loại hợp đồng PPP áp dụng. Ngoài ra, mức độ quan trọng của một rủi ro cụ thể cũng khác nhau giữa các dự án và/hoặc các quốc gia, như rủi ro chính trị sẽ quan trọng hơn tại các quốc gia đang phát triển (ADB,2008).

Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy phân bổ rủi ro phù hợp sẽ rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí đầu tư, thu được giá trị đồng tiền tốt hơn, thay vì chuyển giao rủi ro càng nhiều càng tốt cho tư nhân.

Một đóng góp rất quan trọng từ nghiên cứu của Li và các tác giả (2005), xác định 4 yếu tố ảnh hưởng chính đến việc phân bổ rủi ro: mức độ hỗ trợ của chính phủ, quy trình cấp phép dự án, tính biến động của hợp đồng dự án và sự thiếu kinh nghiệm của nhà nước và/ hoặc tư nhân. Điểm chung của các nghiên cứu là: các rủi ro liên quan đến môi trường vĩ mô được giữ lại, những rủi ro liên quan dự án được chuyển giao, những rủi ro nằm trong sự kiểm soát của hai bên sẽ được chia sẻ. Ngoài những rủi ro hiện hữu, cần xác định các rủi ro tiềm tàng để đảm bảo phân bổ hợp lý.

3.4. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu 3.4.1 Mẫu nghiên cứu: 3.4.1 Mẫu nghiên cứu:

Khảo sát được thực hiện thông qua việc phát 210 bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các chủ doanh nghiệp, người làm ở ban quản lý xây dựng thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh và kết quả thu về được 185 mẫu trong đó có 180 mẫu hợp lệ dùng cho nghiên cứu chiếm tỷ lệ là 97,3%.

Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả dự kiến thiết kế mô hình nghiên cứu như sau:

Y = β0 + β1 X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + U

Trong đó: Y là biến phụ thuộc; X1 , X2 , X3 , X4 ,X5, X6 là các biến độc lập Các thành phần chính của mô hình:

- Y : Mức độ sẵn sàng - X1 : Lợi nhuận đầu tư

- X2 : Tìm kiếm đối tác tin cậy - X3 : Môi trường pháp lý - X4 : Kinh tế vĩ mô ổn định - X5 : Năng lực các bên tham gia - X6: Chia sẽ rủi ro phù hợp - β0: Tham số chặn

- β1 , β2 , β3 , β4 , β5, β6: Các tham số chưa biết của mô hình - U: Sai số ngẫu nhiên

3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Dữ liệu sau khi được thu thập được mã hóa, nhập vào phần mềm SPSS 22.0 và thực hiện quá trình phân tích như sau:

3.4.2.1 Phân tích mô tả:

Kỹ thuật phân tích mô tả được sử dụng để phân tích các thuộc tính của mẫu nghiên cứu. Tác giả sử dụng để phân tích về Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, vốn của doanh nghiệp, và mức độ sẵn lòng tham gia đầu tư vào nhà ở xã hội theo hình thức PPP của doanh nghiệp.

Tác giả sử dụng Excel để thống kê tỷ lệ về các nguyên nhân mà doanh nghiệp chưa sẵn lòng để đầu tư vào Nhà ở xã hội theo hình thức PPP.

3.4.2.2 Kiểm định và đánh giá thang đo:

Các khái niệm nghiên cứu được đo lường thông qua một tập hợp các biến quan sát gọi là thang đo. Thang đo có giá trị là thang đo đó đo lường được những gì chúng ta muốn đo lường. Tính chất quan trọng của một thang đo là độ tin cậy và giá trị, được đo lường qua hai phương pháp phân tích phổ biến mà nhiều nghiên cứu sử dụng là yếu tố khám phá EFA ( Exploratory Factor Analysis) và hệ số Cronbach Alpha.

Phân tích Cronbach Alpha:

Phương pháp phân tích này được sử dụng để loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Được đánh giá qua hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến

khác trong cùng một thang đo. Được đánh giá qua hệ số tương quan biến tổng (Item- total Correlation) và hệ số Alpha ( Nunnally & Bernstien 1994, trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan giữa biến và các biến khác trong nhóm càng cao. Khi biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là các biến rác và bị loại.

Thang đo có độ tin cậy tốt khi hệ số Alpha lớn hơn 0,6.

Phân tích yếu tố khám phá EFA

Phân tích yếu tố được sử dụng để xác định số lượng các yếu tố của thang đo và giá trị của chúng (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Tiêu chí Eigenvalue- đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi yếu tố được dùng để xác định số lượng yếu tố. Số lượng yếu tố được xác định ở yếu tố có eigenvalue tối thiểu bằng 1. Những yếu tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc nên sẽ bị loại bỏ.

Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer- Olkin) là chỉ số dùng để xem xét độ thích hợp của phân tích yếu tố. KMO có giá trị từ 0,5 đến 1 thì phân tích yếu tố là thích hợp và ngược lại.

Tiêu chuẩn phương sai: tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1.

3.4.2.3 Phân tích hồi quy bội

Sau khi rút trích được các yếu tố từ phân tích EFA và đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Việc xác định mối quan hệ giữa các nhóm biến cũng như mức độ ảnh hưởng của nhóm biến độc lập đến biến phụ thuộc được thực hiện bằng phương pháp hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong các dự án nhà ở xã hội tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 43 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)