CHƯƠNG 4 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Kiểm tra tính khác biệt về mức độ sẵn sàng theo lĩnh vực vốn và lĩnh vực
kinh doanh
Để kiểm tra tính khác biệt về mức độ sẵn sàng theo lĩnh vực vốn và lĩnh vực kinh doanh trong mô hình nghiên cứu ta dùng phương pháp phân tích Anova. Bảng phân tích tóm tắt được trình bày bên dưới (chi tiết xem Phụ lục –Kết quả phân tích sự khác biệt)
Bảng 4.11: Phân tích sự khác biệt theo các thuộc tính của đối tượng nghiên cứu
Thuộc tính Thống kê Levene (Sig.) Phân tích Anova (Sig.)
Vốn 0,431 0,548
Lĩnh vực kinh doanh 0,054 0,589
(Nguồn: Phụ lục 06: Kết quả phân tích sự khác biệt)
4.4.1 Phân tích sự khác biệt theo Vốn
Kiểm định này cho biết phương sai của mức độ sẵn sàng đầu tư của doanh nghiệp tư nhân theo hình thức PPP vào lĩnh vực nhà ở xã hội có bằng nhau hay khác nhau khi nguồn vốn của doanh nghiệp khác nhau. Sig. của thống kê Levene =0,431 (>0,05) nên ở độ tin cậy 95%, giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau” được chấp nhận, và bác bỏ giả thiết H1: “Phương sai khác nhau”. Do đó kết quả phân tích Anova có thể sử dụng.
Kết quả phân tích Anova với mức ý nghĩa 0,548>0,05, như vậy giả thuyết H0: “Trung bình bằng nhau” được chấp nhận. Dữ liệu quan sát chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về mức độ sẵn sàng đầu tư của doanh nghiệp tư nhân theo hình thức PPP vào lĩnh vực nhà ở xã hội có bằng nhau hay khác nhau khi nguồn vốn của doanh nghiệp khác nhau
4.4.2 Phân tích sự khác biệt theo Lĩnh vực kinh doanh
Kiểm định này cho biết phương sai của mức độ sẵn sàng đầu tư của doanh nghiệp tư nhân theo hình thức PPP vào lĩnh vực nhà ở xã hội có bằng nhau hay khác nhau khi Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau. Sig. của thống kê Levene =0,054 (>0,05) nên ở độ tin cậy 95%, giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau” được chấp nhận, và bác bỏ giả thiết H1: “Phương sai khác nhau”. Do đó kết quả phân tích Anova có thể sử dụng.
Kết quả phân tích Anova với mức ý nghĩa 0,589>0,05, như vậy giả thuyết H0: “Trung bình bằng nhau” được chấp nhận. Dữ liệu quan sát chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về mức độ sẵn sàng đầu tư của doanh nghiệp tư nhân theo hình thức PPP vào lĩnh vực nhà ở xã hội có bằng nhau hay khác nhau khi Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau
Qua kết quả phân tích cho thấy kết quả đúng với thực tế hiện nay. Hiện nay các doanh nghiệp tư nhân chưa tham gia đầu tư vào nhà ở xã hội theo hình thức PPP là do lợi nhuận thấp. Lợi nhuận bị nhà nước khống chế phải dưới 10% là một áp lực của doanh nghiệp, tuy nhiên còn có thêm các khoản chi phí phát sinh không hợp lý mà doanh nghiệp phải chịu nhưng không được cơ quan nhà nước phê duyệt nên doanh nghiệp không thể giải chi, làm cho lợi nhuận thu được trên thực tế còn nhỏ hơn lợi nhuận trên giấy tờ. Tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp tư nhân không xem yếu tố lợi nhuận là quan trọng, đối với họ uy tín quan trọng hơn. Nhưng số lượng những doanh nghiệp tư nhân có quan điểm này là rất ít và chắc chắn không thể là chiến lược lâu dài khi họ đã có uy tín trên thị trường.
Thực tế nữa là các doanh nghiệp tư nhân không đủ vốn để quay vòng vốn, khả năng huy động vốn còn thấp. Một số công trình xây dựng đang xây dựng chỉ còn khoảng 20% là hoàn thiện nhưng không đủ vốn đành tạm dừng xây dựng để kêu gọi đầu tư. Toà nhà Saigon One Tower (tên cũ là Saigon M&C Tower) cao 42 tầng, toạ lạc ở vị trí đắc địa của trung tâm TP HCM là một ví dụ.
Như vậy, 6 yếu tố tác giả đưa ra trong mô hình đã được nhìn nhận từ thực trạng về các doanh nghiệp tư nhân và về việc đầu tư vào nhà ở xã hội tại Việt Nam nói
chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Điều này càng được khẳng định thêm sự lựa chọn các yếu tố là hợp lý khi có kết quả phân tích ở chương 4.