CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4. Tổng quan các nghiên cứu trước
2.4.3. Tổng quan các nghiên cứu về mức độ sẵn sàng
Theo nghiên cứu của Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo (2014), nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 150 công ty đầu tư xây dựng tư nhân. Kết quả phân tích kinh tế lượng cho thấy, có 5 yếu tố có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia đầu tư các dự án CSHT theo hình thức PPP của khu vực tư nhân. Năm yếu tố đó là: (i) Lợi nhuận đầu tư; (ii) Khung pháp lý đầy đủ và minh bạch; (iii) Chia sẻ rủi ro phù hợp ; (iv) Kinh tế vĩ mô ổn định; (v) Tìm được đối tác tin cậy. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới về những yếu tố cơ bản tạo nên sự thành công PPP.
Theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Thúy Giang (2012), biến phụ thuộc là sự sẵn sàng tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào giao thông đường bộ theo hình thức PPP. Có 5 yếu tố tác động cùng chiều với biến phụ thuộc, đó là: Lợi nhuận đầu
tư; Khung pháp lý đầy đủ và minh bạch; Chia sẻ rủi ro phù hợp giữa nhà nước và tư nhân; Kinh tế vĩ mô ổn định; Tìm được đối tác tin cậy.
Như vậy, cả hai nghiên cứu này đều thừa nhận rằng có 5 yếu tố để đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia đầu tư vào dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP. Vì nghiên cứu của tác giả luận văn này là đo lường đánh giá mức độ sẵn lòng của doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư vào nhà ở xã hội theo hình thức PPP nên tác giả kế thừa 4 yếu tố này vào mô hình nghiên cứu đề xuất của mình. Đó là: : (1) Lợi nhuận đầu tư; (2) Chia sẻ rủi ro phù hợp ; (3) Kinh tế vĩ mô ổn định; (4) Tìm được đối tác tin cậy. Bốn yếu tố này thuộc trong nhóm 6 yếu tố mà tác giả chọn ở mục 2.3.1. Điều này cho tác giả thêm kỳ vọng về việc đưa các yếu tố trong mô hình đề xuất ở chương 3 là hoàn toàn phù hợp.