CHƯƠNG 4 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả thống kê mô tả
4.1.1 Thống kê mô tả về Vốn (quy mô) doanh nghiệp
Trong 180 doanh nghiệp tư nhân được khảo sát thì doanh nghiệp có vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng chiếm tỷ lệ lớn nhất là 75% (135 doanh nghiệp), dưới 20 tỷ đồng chiếm 14% (26 doanh nghiệp), còn lại trên 100 tỷ đồng chiếm 11% (19 doanh nghiệp). Như vậy tỷ lệ doanh nghiệp đạt từ 20 tỷ trở lên chiếm 86%, đồng nghĩa với 154/180 doanh nghiệp đủ điền kiện để tham gia tất cả các hình thức hợp đồng hợp tác PPP.
Hình 4.1 - Quy mô vốn của doanh nghiệp
(Nguồn: Phụ lục 02-Thống kê mô tả)
4.1.2 Thống kê mô tả về sự sẵn sàng đầu tư của doanh nghiệp
Kết quả khảo sát cho thấy: 44% (tương ứng 80 doanh nghiệp) không sẵn sàng tham gia đầu tư vào nhà ở xã hội theo hình thức PPP; 18% (32 doanh nghiệp) hoàn toàn không sẵn sàng; chỉ có 14 doanh nghiệp (8%) hoàn toàn sẵn sàng và 25 doanh nghiệp (14%) là sẵn sàng tham gia. (Hình 4.2)
Kết quả phân tích cho thấy nguyên nhân tư nhân không muốn tham gia các dự án PPP trong lĩnh vực nhà ở xã hội là: Lý do quan trọng nhất là lợi nhuận không cao (47%), kế đến là năng lực các bên tham gia chưa đồng đều (18%); khó khăn trong
việc tìm kiếm đối tác để hợp tác (11%); môi trường pháp lý (10%); kinh tế vĩ mô (7%); phân bổ chi phí rủi ro chưa hợp lý (6%), và nguyên nhân khác chiếm 1%. (Hình 4.3)
Hình 4.2 - Mức độ sẵn sàng đầu tư vào dự án nhà ở xã hội của tư nhân
(Nguồn: Phụ lục 02-Thống kê mô tả)
Hình 4.3 - Nguyên nhân mức độ sẵn sàng đầu tư vào dự án nhà ở xã hội của tư nhân
4.1.3 Thống kê mô tả về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả thống kê cho thấy thấy trong các doanh nghiệp tham gia trả lời bảng câu hỏi thì đa số là là trong lĩnh vực chủ yếu là xây dựng, chiếm 72% (130/180 doanh nghiệp).
Hình 4.4 - Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
(Nguồn: Phụ lục 02-Thống kê mô tả )
4.1.4 Thống kê mô tả về thang đo
Các thang đo đo lường mức độ sãn sàng tham gia đầu tư của doanh nghiệp tư nhân với mức độ từ (1)= “ Rất không đồng ý” đến (5)= “Rất đồng ý”. Giá trị thang được tính bằng cách lấy trung bình giá trị các biến quan sát. Kết quả được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.1 – Bảng thống kê mô tả về thang đo
Biến quan sát Số lượng mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
LN01 180 1 5 3,87 0,855
LN02 180 1 5 3,93 0,737
LN03 180 1 5 3,91 0,817
LN05 180 2 5 3,99 0,736 LN06 180 1 5 4,05 0,847 TKDT01 180 1 5 3,69 0,764 TKDT02 180 1 5 3,67 0,723 TKDT03 180 1 5 3,67 0,746 TKDT04 180 2 5 3,73 0,650 MTPL01 180 1 5 3,83 0,808 MTPL02 180 2 5 4,11 0,790 MTPL03 180 2 5 3,96 0,818 MTPL04 180 1 5 4,10 0,725 KTVMOD01 180 1 5 3,91 0,828 KTVMOD02 180 2 5 3,92 0,751 KTVMOD03 180 2 5 3,90 0,669 KTVMOD04 180 2 5 3,76 0,882 NLCBTG01 180 1 5 3,98 0,884 NLCBTG02 180 2 5 3,97 0,845 NLCBTG03 180 1 5 4,06 0,820 NLCBTG04 180 2 5 4,05 0,786 NLCBTG05 180 1 5 3,97 0,848 CSRRPH01 180 2 5 3,97 0,728 CSRRPH02 180 2 5 3,95 0,727 CSRRPH03 180 2 5 4,08 0,676 CSRRPH04 180 2 5 4,22 0,656 Y01 180 1 5 3,99 0,909 Y02 180 1 5 3,90 0,763 Y03 180 2 5 4,00 0,747 Y04 180 2 5 3,98 0,852 Y05 180 2 5 4,07 0,693 Y06 180 1 5 4,04 0,723
Valid N (listwise) 180
(Nguồn: Phụ lục 02-Thống kê mô tả )
Kết quả thống kê trên phần mềm SPSS cho thấy các biến quan sát đạt giá trị trung bình từ 3,67 đến 4,22 (cao hơn giá trị kỳ vọng là 3,0), chứng tỏ không có sự khác biệt đáng kể giữa các thành phần cụ thể(Tức là số người đồng ý và hoàn toàn đồng ý với ý kiến của tác giả trong bài là cao). Điều này cho thấy mức độ đồng ý với chất lượng thang đo.