Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong các dự án nhà ở xã hội tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 48)

3.4.1 Mẫu nghiên cứu:

Khảo sát được thực hiện thông qua việc phát 210 bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các chủ doanh nghiệp, người làm ở ban quản lý xây dựng thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh và kết quả thu về được 185 mẫu trong đó có 180 mẫu hợp lệ dùng cho nghiên cứu chiếm tỷ lệ là 97,3%.

Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả dự kiến thiết kế mô hình nghiên cứu như sau:

Y = β0 + β1 X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + U

Trong đó: Y là biến phụ thuộc; X1 , X2 , X3 , X4 ,X5, X6 là các biến độc lập Các thành phần chính của mô hình:

- Y : Mức độ sẵn sàng - X1 : Lợi nhuận đầu tư

- X2 : Tìm kiếm đối tác tin cậy - X3 : Môi trường pháp lý - X4 : Kinh tế vĩ mô ổn định - X5 : Năng lực các bên tham gia - X6: Chia sẽ rủi ro phù hợp - β0: Tham số chặn

- β1 , β2 , β3 , β4 , β5, β6: Các tham số chưa biết của mô hình - U: Sai số ngẫu nhiên

3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Dữ liệu sau khi được thu thập được mã hóa, nhập vào phần mềm SPSS 22.0 và thực hiện quá trình phân tích như sau:

3.4.2.1 Phân tích mô tả:

Kỹ thuật phân tích mô tả được sử dụng để phân tích các thuộc tính của mẫu nghiên cứu. Tác giả sử dụng để phân tích về Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, vốn của doanh nghiệp, và mức độ sẵn lòng tham gia đầu tư vào nhà ở xã hội theo hình thức PPP của doanh nghiệp.

Tác giả sử dụng Excel để thống kê tỷ lệ về các nguyên nhân mà doanh nghiệp chưa sẵn lòng để đầu tư vào Nhà ở xã hội theo hình thức PPP.

3.4.2.2 Kiểm định và đánh giá thang đo:

Các khái niệm nghiên cứu được đo lường thông qua một tập hợp các biến quan sát gọi là thang đo. Thang đo có giá trị là thang đo đó đo lường được những gì chúng ta muốn đo lường. Tính chất quan trọng của một thang đo là độ tin cậy và giá trị, được đo lường qua hai phương pháp phân tích phổ biến mà nhiều nghiên cứu sử dụng là yếu tố khám phá EFA ( Exploratory Factor Analysis) và hệ số Cronbach Alpha.

Phân tích Cronbach Alpha:

Phương pháp phân tích này được sử dụng để loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Được đánh giá qua hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến

khác trong cùng một thang đo. Được đánh giá qua hệ số tương quan biến tổng (Item- total Correlation) và hệ số Alpha ( Nunnally & Bernstien 1994, trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan giữa biến và các biến khác trong nhóm càng cao. Khi biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là các biến rác và bị loại.

Thang đo có độ tin cậy tốt khi hệ số Alpha lớn hơn 0,6.

Phân tích yếu tố khám phá EFA

Phân tích yếu tố được sử dụng để xác định số lượng các yếu tố của thang đo và giá trị của chúng (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Tiêu chí Eigenvalue- đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi yếu tố được dùng để xác định số lượng yếu tố. Số lượng yếu tố được xác định ở yếu tố có eigenvalue tối thiểu bằng 1. Những yếu tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc nên sẽ bị loại bỏ.

Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer- Olkin) là chỉ số dùng để xem xét độ thích hợp của phân tích yếu tố. KMO có giá trị từ 0,5 đến 1 thì phân tích yếu tố là thích hợp và ngược lại.

Tiêu chuẩn phương sai: tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1.

3.4.2.3 Phân tích hồi quy bội

Sau khi rút trích được các yếu tố từ phân tích EFA và đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Việc xác định mối quan hệ giữa các nhóm biến cũng như mức độ ảnh hưởng của nhóm biến độc lập đến biến phụ thuộc được thực hiện bằng phương pháp hồi quy bội.

Đầu tiên phân tích mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình. Sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ giữa hai biến định

lượng. Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ và phân tích hồi quy là phù hợp.

Tiếp theo chạy phân tích hồi quy đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường. Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét kết quả thống kê liên quan đến các biến được đưa vào mô hình.

Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến mức độ sẵn lòng tham gia đầu tư vào nhà ở xã hội theo hình thức PPP của các doanh nghiệp tư nhân: yếu tố nào có hệ số β lớn hơn thì mức độ ảnh hưởng lớn hơn.

3.4.2.3 Phân tích ANOVA

Phân tích ANOVA nhằm xác định ảnh hưởng của các biến định tính đối với mức độ sẵn lòng tham gia đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội theo hình thức PPP. Phương pháp sử dụng là phân tích phương sai một 1 yếu tố. Trong bảng phân tích ANOVA, giá trị sig.< α có thể kết luận mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được ( thông thường mặc định trong SPSS là α = 0,05; tức độ tin cậy là 95%)

Các yếu tố định tính được phân tích trong nghiên cứu này là Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, vốn của doanh nghiệp, và mức độ sẵn lòng tham gia đầu tư vào nhà ở xã hội theo hình thức PPP của doanh nghiệp.

3.5. Xây dựng thang đo

Có sáu khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu này để đo lường mức độ sẵn lòng đầu tư vào các dự án Nhà ở xã hội theo hình thức PPP tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: (1) lợi nhuận đầu tư, (2) Tìm kiếm đối tác, (3) Môi trường pháp lý, (4) Kinh tế vĩ mô, (5) Năng lực các bên tham gia và (6) Chia sẻ rủi ro. Sáu khái niệm trên đều là khái niệm đơn hướng. Thang đo (1), (3), (4), (6) là thang đo dựa trên mô hình của Sader (2000); thang đo (2) Tìm kiếm đối tác là thang đo tác giả kế thừa từ nghiên cứu của Huỳnh Thị Thúy Giang (2012). Theo Huỳnh Thị Thúy Giang, do tính chất phức tạp về kỹ thuật và tính liên đới đến nhà nước, đặc biệt tại Việt Nam, khi thị trường PPP còn đang trong giai đoạn khởi động, chứa đựng nhiều

rủi ro tiềm tàng, các nhà đầu tư muốn được chia sẻ rủi ro hơn là thực hiện dự án một mình. Nhà đầu tư chính tìm những đối tác có thể hỗ trợ cả chuyên môn kỹ thuật lẫn tài chính. Dự án thành công và kinh doanh hiệu quả hay không tuỳ thuộc vào mức độ tin cậy của tất cả các đối tác tham gia dự án. Và thang đo (5) Năng lực các bên tham gia là thang đo tác giả mới thêm vào sau quá trình tìm hiểu về đặc thù cũng như bản chất của các dự án Nhà ở xã hội theo hình thức PPP. Lý do bổ sung thêm thang đo (5) Năng lực các bên tham gia xuất phát từ kết quả thảo luận nhóm ở bước gửi Bảng câu hỏi thử. Trong nghị định số 15/2015/NĐ-CP và Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 có phân rõ trách nhiệm, công việc của các bên khi tham gia. Do đó, tác giả dựa vào nghị định để đưa ra thang đo về năng lực của các bên tham gia. Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 điểm, trong đó 1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập; 4: Đồng ý và 5: Rất đồng ý.

Bảng 3.1: Thang đo chính thức

STT MÃ HÓA DIỄN GIẢI CÁC BIẾN KHẢO SÁT

Thang đo Lợi nhuận đầu tư

1

LN01 Công ty anh/chị không đạt được lợi nhuận kỳ vọng mặc dù lượng cầu về NƠXH lớn.

2

LN02

Hiện nay, Nhà nước Việt Nam khống chế lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư khi bán và không vượt quá 15% khi cho thuê, cho thuê mua là không phù hợp. 3 LN03 Công ty anh/chị chưa hài lòng về nguồn thu từ dự án NƠXH

4

LN04 Nhà nước quy định về quỹ đất sạch sử dụng để xây dựng NƠXH hiện nay là không hợp lý.

5

LN05 Chi phí đầu tư ban đầu của các dự án NƠXH lớn là một thách thức lớn đối với công ty của anh/chị.

6

LN06

Nhà nước quy định nguyên vật liệu dùng để xây dựng dự án NƠXH phải có xuất xứ trong nước (trừ không có trong nước thì mới nhập khẩu từ nước ngoài) là không hợp lý.

Thang đo Tìm kiếm đối tác tin cậy

7

TKĐT01 Công ty dễ dàng tìm được doanh nghiệp nhà nước như mong muốn để hợp tác đầu tư các dự án NƠXH tại Việt Nam.

8

TKĐT02 Công ty anh/chị thường gặp khó khăn trong quá trình hợp tác với doanh nghiệp Nhà nước khi đầu tư các dự án NƠXH.

9

TKĐT03 Các đối tác có tiềm lực kinh tế mạnh không thích đầu tư vào các dự án NƠXH Việt Nam.

10

TKĐT04 Môi trường đầu tư hiện tại của Việt Nam làm công ty anh/chị gặp khó khăn khi muốn tìm đối tác.

Thang đo Môi trường pháp lý

11

MTPL01 Các quy định pháp lý hiện hành chưa tạo điều kiện thuận lợi để công ty anh/chị đầu tư các dự án NƠXH Việt Nam.

12

MTPL02 Công ty anh/chị không muốn đầu tư các dự án NƠXH Việt Nam vì chính sách ưu đãi chưa hấp dẫn

13

MTPL03 Nhà nước KHÔNG có cơ chế hỗ trợ phù hợp để công ty anh/chị đạt được kết quả kinh doanh tốt.

14

MTPL04 Công ty anh/chị gặp khó khăn về vấn đề pháp lý khi bán, cho thuê, cho thuê mua NƠXH.

Thang đo Kinh tế vĩ mô ổn định

15

KTVMOD01 Hiện tại, Nhà nước Việt Nam chưa kiểm soát tốt được tình hình kinh tế vĩ mô.

16

KTVMOD02 Công ty anh/chị không thể lạc quan về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay.

17

KTVMOD03 Các biện pháp Nhà nước sử dụng để hạn chế lạm phát gia tăng chỉ đạt hiệu quả trong thời gian ngắn.

18

KTVMOD04 Công ty anh/chị khó khăn khi đưa ra quyết định định đầu tư các dự án NƠXH Việt Nam vì tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay bất ổn.

19

NLCBTG01 Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa tạo điều kiện cho công ty anh/chị có đủ quỹ đất để triển khai dự án.

20

NLCBTG02 Công ty anh/chị chưa đủ năng lực để thi công theo đúng tiến độ dự án.

21

NLCBTG03 Công ty anh/chị chưa có khả năng huy động đủ trang thiết bị khi cần thiết

22

NLCBTG04 Công ty anh/chị và Nhà nước khó thống nhất trong việc thiết kế và quản lý dự án sau khi tham gia tư vấn

23

NLCBTG05 Công ty anh/chị chưa hài lòng với quy trình quản lý, giảm sát hỗ trợ đầu tư của khu vực Nhà nước.

Thang đo Chia sẻ rủi ro

24

CSRRPH01 Luật pháp Việt Nam không có qui định rõ về việc bù đắp rủi ro cho các công ty đầu tư các dự án NƠXH tại Việt Nam.

25

CSRRPH02 Công ty anh/chị lo ngại đầu tư các dự án NƠXH Việt Nam hiện nay vì rủi ro quá lớn

26

CSRRPH03 Các rủi ro của dự án NƠXH không được phân bổ phù hợp giữa các bên khi tham gia PPP.

27 CSRRPH04 Chi phí đền bù giải tỏa không được chia sẻ phù hợp.

Thang đo Sẵn sàng đầu tư

28 Y01 Công ty anh/chị sẵn lòng đầu tư vào NƠXH vì lợi nhuận cao 29

Y02 Công ty anh/chị sẵn lòng đầu tư vào NƠXH vì việc tìm kiếm đối tác tin cậy dễ dàng

30

Y03 Công ty anh/chị sẵn lòng đầu tư vào NƠXH vì môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch

31

Y04 Công ty anh/chị sẵn lòng đầu tư vào NƠXH vì Kinh tế vĩ mô ổn định

32

Y05 Công ty anh/chị sẵn lòng đầu tư vào NƠXH vì anh/ chị tin vào Năng lực của công ty anh/ chị và Nhà nước

33 Y06 Công ty anh/chị sẵn lòng đầu tư vào NƠXH vì Phân bổ rủi ro hợp lý

(Nguồn: tác giả tự phân tích)

3.6. Tóm tắt chương 3

Chương 3 thiết kế nghiên cứu đã trình bày cụ thể với phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu, lấy mẫu, xử lý dữ liệu và quy trình thực hiện nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu thông qua hai giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân vào nhà ở xã hội theo hình thức PPP, đưa ra mô hình giả thuyết nghiên cứu, điều chỉnh và xây dựng các thang đo lường cho từng khái niệm để phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Sau khi xây dựng thang đo, tác giả thiết lập lại bảng câu hỏi để đi khảo sát các doanh nghiệp tư nhân. Chương 4 tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu phân tích từ các thông tin thống kê của các số liệu thu thập được từ việc phát bảng câu hỏi.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả thống kê mô tả

4.1.1 Thống kê mô tả về Vốn (quy mô) doanh nghiệp

Trong 180 doanh nghiệp tư nhân được khảo sát thì doanh nghiệp có vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng chiếm tỷ lệ lớn nhất là 75% (135 doanh nghiệp), dưới 20 tỷ đồng chiếm 14% (26 doanh nghiệp), còn lại trên 100 tỷ đồng chiếm 11% (19 doanh nghiệp). Như vậy tỷ lệ doanh nghiệp đạt từ 20 tỷ trở lên chiếm 86%, đồng nghĩa với 154/180 doanh nghiệp đủ điền kiện để tham gia tất cả các hình thức hợp đồng hợp tác PPP.

Hình 4.1 - Quy mô vốn của doanh nghiệp

(Nguồn: Phụ lục 02-Thống kê mô tả)

4.1.2 Thống kê mô tả về sự sẵn sàng đầu tư của doanh nghiệp

Kết quả khảo sát cho thấy: 44% (tương ứng 80 doanh nghiệp) không sẵn sàng tham gia đầu tư vào nhà ở xã hội theo hình thức PPP; 18% (32 doanh nghiệp) hoàn toàn không sẵn sàng; chỉ có 14 doanh nghiệp (8%) hoàn toàn sẵn sàng và 25 doanh nghiệp (14%) là sẵn sàng tham gia. (Hình 4.2)

Kết quả phân tích cho thấy nguyên nhân tư nhân không muốn tham gia các dự án PPP trong lĩnh vực nhà ở xã hội là: Lý do quan trọng nhất là lợi nhuận không cao (47%), kế đến là năng lực các bên tham gia chưa đồng đều (18%); khó khăn trong

việc tìm kiếm đối tác để hợp tác (11%); môi trường pháp lý (10%); kinh tế vĩ mô (7%); phân bổ chi phí rủi ro chưa hợp lý (6%), và nguyên nhân khác chiếm 1%. (Hình 4.3)

Hình 4.2 - Mức độ sẵn sàng đầu tư vào dự án nhà ở xã hội của tư nhân

(Nguồn: Phụ lục 02-Thống kê mô tả)

Hình 4.3 - Nguyên nhân mức độ sẵn sàng đầu tư vào dự án nhà ở xã hội của tư nhân

4.1.3 Thống kê mô tả về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả thống kê cho thấy thấy trong các doanh nghiệp tham gia trả lời bảng câu hỏi thì đa số là là trong lĩnh vực chủ yếu là xây dựng, chiếm 72% (130/180 doanh nghiệp).

Hình 4.4 - Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

(Nguồn: Phụ lục 02-Thống kê mô tả )

4.1.4 Thống kê mô tả về thang đo

Các thang đo đo lường mức độ sãn sàng tham gia đầu tư của doanh nghiệp tư nhân với mức độ từ (1)= “ Rất không đồng ý” đến (5)= “Rất đồng ý”. Giá trị thang được tính bằng cách lấy trung bình giá trị các biến quan sát. Kết quả được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.1 – Bảng thống kê mô tả về thang đo

Biến quan sát Số lượng mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

LN01 180 1 5 3,87 0,855

LN02 180 1 5 3,93 0,737

LN03 180 1 5 3,91 0,817

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong các dự án nhà ở xã hội tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)