Tổng quan các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong các dự án nhà ở xã hội tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 34)

2.4.1. Tổng quan các nghiên cứu về PPP

Theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Thúy Giang (2012) kết luận: Từ kết quả các nghiên cứu ở các nước phát triển và đang phát triển cho thấy không có sự khác biệt về những yếu tố tạo nên sự thành công của PPP, cụ thể: khung pháp lý đầy đủ và minh bạch; lựa chọn đối tác có năng lực; tối đa hóa lợi ích cho các đối tác, ổn định môi trường vĩ mô và phân bổ rủi ro hiệu quả. Ngoài ra, cần đảm bảo cả nhà nước và tư nhân hoàn toàn dồn hết tâm sức vào việc cung cấp dịch vụ tuỳ theo năng lực đặc biệt của mỗi bên, thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận hợp tác, nếu không mọi nỗ lực cho PPP sẽ thất bại.

Có sự khác biệt về mức độ tác động giữa các yếu tố đến thành công của PPP tuỳ thuộc đặc thù kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước;

Kinh nghiệm triển khai thu hút PPP của một số nước trên thế giới (Anh, Mỹ, Ấn Độ, Hà Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia) cho thấy, những yếu tố ảnh

hưởng đến thu hút PPP bao gồm: (i) Vai trò và trách nhiệm của chính phủ; (ii) Lựa chọn đối tác tư nhân phù hợp; (iii) Nhận dạng và phân bổ rủi ro hợp lý; (iv) Cấu trúc tài chính hợp lý cho PPP; (v) Thực hiện phân tích chi phí lợi ích để đánh giá dự án. (Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo, 2014)

Tác giả Bùi Xuân Chung cũng nghiên cứu về PPP nhưng ở một gốc độ khác với các tác giả được nhắc đến ở phần trên. Tác giả Bùi Xuân Trung đưa ra mô hình đo lường mức độ sẵn sàng trong cung cấp dịch vụ công ngành Thông tin- Truyền thông bằng phương pháp phân tích yếu tố khám phá. Các yếu tố tác động đến mức độ sẵn sàng trong xã hội hóa cung cấp dịch vụ công trông mô hình nghiên cứu bao gồm: môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh, môi trường tài chính, môi trường pháp lý, quy định pháp lý, chính sách khung PPPs, năng lực thực hiện PPP, Quá trình PPP: tuyển chọn dự án và hợp đồng,quá trình PPP: sau tuyển chọn, nhận thức xã hội.

Theo tác giả Bùi Viết Sang (2012), các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng bao gồm các yếu tố ngoại sinh và các yếu tố nội sinh. Các yếu tố ngoại sinh bao gồm: Môi trường pháp lý, môi trường kinh tế xã hội. Các yếu tố nội sinh bào gồm: Đánh giá nhu cầu thị trường, chất lượng nhà đầu tư, tính chặt chẽ của hợp đồng hợp tác công tư, quá trình quản lý, giám sát hỗ trợ nhà đầu tư của khu vực nhà nước.

Có thể nhận ra rằng ở mỗi gốc nhìn khác nhau, các tác giả có các hướng nghiên cứu khác nhau và đưa ra các biến tác động khác nhau. Nhưng nhìn chung, các yếu tố tác động tới sự thành công của mô hình PPP được đưa có thể phân thành 3 nhóm chính, đó là: Nhóm môi trường bên ngoài, nhóm môi trường bên trong, và nhóm đặc thù của dự án. Và đây cũng là cách để tác giả đưa ra mô hình cho luận văn này. Tác giả dựa vào môi trường bên trong 2 biến: (1) Lợi nhuận đầu tư, (2) Tìm được đối tác tin cậy. Từ môi trường bên ngoài có 2 biến: (3) Môi trường pháp lý, (4) Kinh tế vĩ mô ổn định. Căn cứ vào đặc thù dự án PPP và lĩnh vực đầu tư là nhà ở xã hội, tác giả chọn 2 biến: (5) Năng lực các bên tham gia dự án, (6) Chia sẽ rủi ro phù hợp.

Trên thế giới đã có nhiều quốc gia áp dụng hình thức PPP vào xây dựng và phát triển Nhà ở xã hội như Anh, Trung Quốc, Ukraina… Trong đó mô hình quan hệ đối tác công-tư trong xây dựng nhà ở của Ukraina được thực hiện theo trình tự như sau:

Hình 2.1 - Mô hình quan hệ đối tác công-tư trong xây dựng nhà ở ở Ukraina

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của Elena Balabenko)

Ở Ukraina, có một quy định giống với nghị định PPP ở Việt Nam, đó là nguyên vật liệu sử dụng trong dự án nhà ở xã hội theo PPP phải mua ở trong nước, nếu trong nước không có thì mới được nhập khẩu ở nước ngoài. Chi phí để xây dựng nhà ở xã hội ở Ukraina cũng được tính chặt chẽ, phù hợp với đối tượng được mua và thuê mua nhà ở xã hội. Việt Nam có thể xem đây là một mô hình để tham khảo.

Một nghiên cứu về nhà ở xã hội mà tác giả muốn đề cập đến trong bài luận văn này là “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm tạo lập mô hình phát triển nhà ở xã hội” do Phạm Đình Tuyển, Lê Lan Hương & cộng sự cùng nghiên cứu. Bài

Công ty về kiểm soát tài

sản Chính

quyền địa phương

Các nhà đầu tư tư nhân

Các tổ chức tài chính

Lựa chọn sau khi đấu thầu

Hợp đồng tín dụng Góp vốn Cổ tức thanh toán Cho vay Trả nợ tín dụng Chính quyền địa phương

Thanh toán mua hàng Hợp đồng mua bán Người mua Phát triển các tài liệu thiết kế và hợp đồng xây dựng Thanh toán cho các dịch vụ Công ty xây dựng Độc quyền Độc quyền của chính quyền địa phương

sau khi mua hàng Đối tượng quan hệ

đối tác công -tư

Độc quyền sau khi mua hàng

Thanh toán mua hàng Hợp đồng mua

nghiên cứu chỉ ra rằng: “ Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp”. Đó là điều đã được ghi tại Mục 1, Điều 22, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đề tài đã chỉ ra thực trạng nhà ở xã hội ở Việt Nam, Bộ Xây dựng và các địa phương thực hiện Chương trình nhà ở xã hội chủ yếu thông qua các doanh nghiệp. Mô hình phát triển nhà ở xã hội của các doanh nghiệp hiện nay được xây dựng trên nguyên tắc được Nhà nước hỗ trợ ( tiền sử dụng đất, thuế...) để giảm giá thành xây dựng. Nhà nước có chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và hỗ trợ người mua nhà với giá thấp hơn giá thị trường bằng các phương pháp như hỗ trợ tiền sử dụng đất, hỗ trợ thuế VAT đầu ra, hỗ trợ vay tín dụng với lãi suất thấp… Bên cạnh đó, đề tài đã đưa ra kết luận và kiến nghị: Việc hạ giá thành xây dựng nhà ở mà vẫn đảm bảo chất lượng xây dựng còn thực hiện được qua việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến phù hợp theo nguyên tắc công nghiệp hóa xây dựng. Đây là các công nghệ có tính liên ngành, liên quan từ các lĩnh vực quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc, tính toán kết cấu, thi công xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng và trang thiết bị ngôi nhà, đến các lĩnh vực môi trường, tiết kiệm năng lượng, quản lý vận hành...Đây cũng chính là cơ sở cho doanh nghiệp tạo lập được các mô hình nhà ở xã hội có thể sinh lợi nhuận và chủ động trong việc khai thác cơ chế hỗ trợ của Nhà nước. Qua đó thu hút được ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình nhà ở xã hội. Làm nhà ở xã hội phải bao gồm cả người dân. Nhà nước cần tạo điều kiện cho người dân và tổ chức cộng đồng của họ tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch.

Đề tài này gồm 3 nội dung chính là: (1) Đánh giá tổng quan các vấn đề có liên quan đến phát triển nhà ở xã hội trong nước và trên thế giới; (2)Nhận diện các mô hình nhà ở xã hội Việt Nam hiện nay và các mô hình dự kiến phát triển; (3) Nghiên cứu các giải pháp công nghệ (công nghệ mang tính chiến lược, công nghệ quản lý và công nghệ kỹ thuật) có liên quan đến các mô hình nhà ở xã hội... Và mô hình phát triển nhà ở xã hội được Phạm Đình Tuyển & cộng sự nêu rõ ở hình 2.2. Tác giả đồng tình với quan điểm “Nhà ở xã hội tuy thuộc dự án bất động sản, song đây là dự án đặc biệt; vì vậy các tổ chức, trước hết là các tổ chức khoa học – công nghệ,

Hình 2.2: Mô hình nhà ở xã hội theo Phạm Đình Tuyển và cộng sự (2014)

doanh nghiệp, cộng đồng tham gia các dự án nhà ở xã hội không chỉ quan tâm về lợi ích kinh tế mà cùng chung vai gánh trách nhiệm này với xã hội” của Phạm Đình Tuyển

Một nghiên cứu cần nói đến đó là nghiên cứu của Lê Thị Lương (2015). Qua việc thẩm định hiệu quả kinh tế và khả năng chi trả của người có thu nhập thấp, Lê Thị Lương đã đưa ra những con số khẳng định rằng giá bán và giá cho thuê của nhà ở xã hội còn quá cao so với khả năng chi trả của đối tượng được mua nhà ở xã hội (đối tượng được mua nhà ở xã hội được trình bày ở mục 2.2). Đây là kế quả trùng khớp với các cuộc hội thảo về nhà ở xã hội hiện nay. Phía chủ đầu tư thì không đầu tư vì lợi nhuận thấp, mà đối tượng được nhà nước ưu tiên vẫn không đủ tiền chi trả? Đây vẫn là một câu hỏi chưa có đáp án. Một thực tế hiện nay về giá nhà ở xã hội không thấp hơn so với nhà ở thương mại là bao nhiêu. Nhưng để mua nhà ở xã hội thì thủ tục lại rườm rà hơn mua nhà ở thương mại rất nhiều (phải chứng thực bản thân thuộc đối tượng mua nhà ở xã hội).

Tóm lại, các nghiên cứu về nhà ở xã hội đều nói đến sự chênh lệch quá lớn giữa cung và cầu, đòi hỏi những chính sách cụ thể để có thể giải quyết tình trạng này.

2.4.3. Tổng quan các nghiên cứu về mức độ sẵn sàng

Theo nghiên cứu của Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo (2014), nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 150 công ty đầu tư xây dựng tư nhân. Kết quả phân tích kinh tế lượng cho thấy, có 5 yếu tố có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia đầu tư các dự án CSHT theo hình thức PPP của khu vực tư nhân. Năm yếu tố đó là: (i) Lợi nhuận đầu tư; (ii) Khung pháp lý đầy đủ và minh bạch; (iii) Chia sẻ rủi ro phù hợp ; (iv) Kinh tế vĩ mô ổn định; (v) Tìm được đối tác tin cậy. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới về những yếu tố cơ bản tạo nên sự thành công PPP.

Theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Thúy Giang (2012), biến phụ thuộc là sự sẵn sàng tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào giao thông đường bộ theo hình thức PPP. Có 5 yếu tố tác động cùng chiều với biến phụ thuộc, đó là: Lợi nhuận đầu

tư; Khung pháp lý đầy đủ và minh bạch; Chia sẻ rủi ro phù hợp giữa nhà nước và tư nhân; Kinh tế vĩ mô ổn định; Tìm được đối tác tin cậy.

Như vậy, cả hai nghiên cứu này đều thừa nhận rằng có 5 yếu tố để đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia đầu tư vào dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP. Vì nghiên cứu của tác giả luận văn này là đo lường đánh giá mức độ sẵn lòng của doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư vào nhà ở xã hội theo hình thức PPP nên tác giả kế thừa 4 yếu tố này vào mô hình nghiên cứu đề xuất của mình. Đó là: : (1) Lợi nhuận đầu tư; (2) Chia sẻ rủi ro phù hợp ; (3) Kinh tế vĩ mô ổn định; (4) Tìm được đối tác tin cậy. Bốn yếu tố này thuộc trong nhóm 6 yếu tố mà tác giả chọn ở mục 2.3.1. Điều này cho tác giả thêm kỳ vọng về việc đưa các yếu tố trong mô hình đề xuất ở chương 3 là hoàn toàn phù hợp.

2.5. Tóm tắt chương

Chương này trình bày khái quát các khái niệm cơ bản liên quan đến hình thức đầu tư hợp tác công- tư (PPP) và nhà ở xã hội, bản chất, điều kiện để thực hiện hợp đồng PPP, các yếu tố tác động tới sự thành công của PPP, đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội, các nghiên cứu liên quan đến đầu tư PPP, liên quan đến nhà ở xã hội cũng như mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư vào nhà ở xã hội theo hình thức PPP.

Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xác định các yếu tố thực sự tác động đến mức độ sẵn sàng đầu tư của doanh nghiệp tư nhân vào nhà ở xã hội theo hình thức PPP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Và tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu, thang đo cho các biến trong mô hình và đưa ra giả thuyết nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 210 công ty tư nhân (chủ yếu là các công ty ngành xây dựng, bất động sản) đang kinh doanh tại Việt Nam. Thời gian phỏng vấn từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015. Quy trình nghiên cứu của luận văn được thể hiện ở sơ đồ sau:

Hình 3.1 - Quy trình thực hiện nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tự phân tích)

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

Mô hình và thang đo

Thảo luận tay đôi

Điều chỉnh mô hình và thang đo

Phỏng vấn thử

Mô hình và thang đo Giai đoạn 1:

Nghiên cứu sơ bộ (Định tính) Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức (Định lượng) Bảng câu hỏi phỏng vấn Xử lý và phân tích dữ liệu Kết luận và kiến nghị

Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ

Qua quá trình phân tích cơ sở lý thuyết về PPP và nhà ở xã hội, kết hợp việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây, tác giả xác định cho đến nay vẫn chưa có mô hình nghiên cứu về mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư vào Nhà ở xã hội theo hình thức PPP. Vì thế, để xây dựng mô hình trong nghiên cứu này tác giả đã dựa trên các kết quả nghiên cứu định tính, một phần định lượng của các nhà nghiên cứu đi trước. Qua cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân và tác giả đưa ra bảng câu hỏi nghiên cứu.

Tiếp theo tác giả gửi bảng câu hỏi cho 5 người làm việc trong lĩnh vực xây dựng, quản lý Nhà ở xã hội và nhận phản hồi nhận xét từ các đối tượng này. Đồng thời tác giả tìm kiếm các ý kiến của các chuyên gia thông qua mạng internet. Từ đó, tác giả điều chỉnh và hoàn chỉnh bảng câu hỏi nghiên cứu.

Giai đoạn 2: Thực hiện Nghiên cứu chính thức

Xây dựng Bảng câu hỏi hoàn chỉnh (xem phụ lục 01)

Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát: Theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước lượng. Theo đó, nghiên cứu này có 35 câu hỏi, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 35 x 5 = 175. Như vậy tác giả chọn kích thước mẫu 180 là phù hợp.

Tác giả đã gửi Bảng câu hỏi đến 210 công ty tư nhân và đã chọn ra 180 phiếu khảo sát hợp lệ để đưa vào phân tích.

Dữ liệu thu thập được từ phiếu sẽ được nhập vào phần mềm chuyên dụng SPSS 22.0 và Excel 2010 để xử lý. Dữ liệu sẽ được kiểm tra, mã hóa và làm sạch trước khi tiến hành các bước phân tích như: Thống kê mô tả; Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp tính hệ số Cronbach Alpha; Phân tích yếu tố khám phá (EFA) để xác định các yếu tố phù hợp chuẩn bị cho phân tích hồi quy, yếu tố không phù hợp sẽ được loại bỏ; Phân tích hồi quy nhằm xác định yếu tố nào tác động mạnh, yếu đến mức độ sẵn sàng đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra Kết luận và kiến nghị.

3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ kết quả các nghiên cứu trước, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu luận văn của mình như sau: tác giả chọn từ môi trường bên trong 2 biến: (1) Lợi nhuận đầu tư, (2) Tìm được đối tác tin cậy. Từ môi trường bên ngoài có 2 biến: (3) Môi trường pháp lý, (4) Kinh tế vĩ mô ổn định. Căn cứ vào đặc thù dự án PPP và lĩnh vực đầu tư là nhà ở xã hội, tác giả chọn 2 biến: (5) Năng lực các bên tham gia dự án, (6) Chia sẽ rủi ro phù hợp.

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tác giả tự phân tích)

Các giả thuyết của mô hình:

H1: Lợi nhuận đầu tư có ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong các dự án nhà ở xã hội tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)