Phân tích hồi quy và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong các dự án nhà ở xã hội tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 4 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội

4.3.1 Phân tích hồi quy và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

Phân tích hồi quy được thực hiện với 6 biến độc lập: (1) lợi nhuận đầu tư, (2) Tìm kiếm đối tác, (3) Môi trường pháp lý, (4) Kinh tế vĩ mô, (5) Năng lực các bên tham gia và (6) Chia sẻ rủi ro và biến phụ thuộc là MUCDOSANSANG với phương pháp chọn là Enter. Kết quả phân tích hồi quy bội như sau:

Bảng 4.9 - Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Model R R Square Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

1 0,789a 0,623 0,609 1,59518

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 726,094 6 121,016 47,558 0,000b

Residual 440,217 173 2,545

Total 1166,311 179

Bảng 4.10 - Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. Hệ số chấp nhận VIF B Sai số chuẩn Beta Hằng số 1,415 1,895 0,747 0,456 TIMKIEMDOITAC 0,177 0,052 0,166 3,415 0,001 0,924 1,082 MOITRUONGPHAPLY 0,114 0,054 0,101 2,108 0,037 0,947 1,056 KINHTEVIMO 0,069 0,054 0,062 1,284 0,001 0,943 1,061 NANGLUC 0,188 0,045 0,212 4,183 0,000 0,850 1,176 RUIRO 0,068 0,069 0,052 0,995 0,021 0,814 1,229 LOINHUAN 0,510 0,039 0,672 13,112 0,000 0,830 1,205

(Nguồn: Phụ lục 05: Kết quả phân tích hồi quy bội)

Kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình cho thấy R2

là 0,609; có nghĩa là mô hình hồi quy đa biến được sử dụng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu ở mức 60,9%, hay nói cách khác 60,9% sự biến thiên của biến phụ thuộc MUCDOSANSANG được giải thích bởi sự biến thiên của 6 biến độc lập: LOINHUAN, TIMKIEMDOITAC, MOITRUONGPHAPLY, KINHTEVIMO, NANGLUC, CHIASERUIRO; còn lại 39,1% là do các yếu tố khác và sai số. Bên cạnh đó kiểm định F cho thấy giá trị Sig. rất nhỏ, mô hình đưa ra phù hợp với tập dữ liệu khảo sát tại mức ý nghĩa 5%.

Các biến độc lập LOINHUAN, TIMKIEMDOITAC, MOITRUONGPHAPLY, KINHTEVIMO, NANGLUC, CHIASERUIRO đều có ý nghĩa về mặt thống kê (Sig. <0,05).

Kết quả cho thấy hệ số chấp nhận khá cao và hệ số phóng đại phương sai (VIF) thấp (<2), điều đó cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa 6 biến độc lập tham gia hồi quy.

Phương trình hồi quy bội thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố và mức độ sẵn sàng đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân như sau:

Y = 0,672X1 + 0,166X2 + 0,101X3 + 0,062X4 +0,212X5 + 0,052X6

(Mức độ sẵn sàng = 0,672 Lợi nhuận đầu tư + 0,166 Tìm kiếm đối tác tin cậy + 0,101 Môi trường pháp lý + 0,062 Kinh tế vĩ mô ổn định +0,212 Năng lực các bên tham gia + 0,052 Chia sẽ rủi ro phù hợp)

(Phương trình được xây dựng, phân tích dựa trên hệ số hồi quy chuẩn hóa β) Căn cứ vào kết quả hồi quy câu hỏi nghiên cưu thứ nhất của đề tài đã được trả lời. Có 6 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực nhà ở xã hội theo hình thức PPP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đó là: (1) Lợi nhuận đầu tư, (2) Tìm được đối tác tin cậy, (3) Môi trường pháp lý, (4) Kinh tế vĩ mô ổn định, (5) Năng lực các bên tham gia dự án, (6) Chia sẽ rủi ro phù hợp.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mức độ tác động của các biến theo thứ tự như sau (dựa vào hệ số β):

(1) Lợi nhuận đầu tư có tác động mạnh nhất đối với mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp với hệ số hồi quy là 0,672. Tức là, cứ 1 đơn vị Lợi nhuận đầu tư tăng thêm sẽ làm cho Mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân tăng thêm 0,672 đơn vị (với điều kiện là các yếu tố còn lại không thay đổi).

(2) Năng lực các bên tham gia với hệ số hồi quy là 0,212. Tức là, cứ 1 đơn vị Năng lực các bên tham gia tăng thêm sẽ làm cho Mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân tăng thêm 0,212 đơn vị (với điều kiện là các yếu tố còn lại không thay đổi).

(3) Tìm kiếm đối tác tin cậy với hệ số hồi quy là 0,166. Tức là, cứ 1 đơn vị Tìm kiếm đối tác tin cậy tăng thêm sẽ làm cho mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân tăng thêm 0,166 đơn vị (với điều kiện là các yếu tố còn lại không thay đổi).

(4) Môi trường pháp lý với hệ số hồi quy là 0,101. Tức là, cứ 1 đơn vị Môi trường pháp lý tăng thêm sẽ làm cho Mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân tăng thêm 0,101 đơn vị (với điều kiện là các yếu tố còn lại không thay đổi).

(5) Môi trường kinh tế vĩ mô với hệ số hồi quy là 0,062. Tức là, cứ 1 đơn vị Môi trường kinh tế vĩ mô tăng thêm sẽ làm cho Mức độ sẵn sàng của các doanh

nghiệp tư nhân tăng thêm 0,062 đơn vị (với điều kiện là các yếu tố còn lại không thay đổi).

(6) Chia sẽ rủi ro phù hợp với hệ số hồ quy là 0,052. Tức là, cứ 1 đơn vị Chia sẽ rủi ro phù hợp tăng thêm sẽ làm cho Mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân tăng thêm 0,052 đơn vị (với điều kiện là các yếu tố còn lại không thay đổi).

Như vậy, so với các nghiên cứu trước thì nghiên cứu này có cùng kết quả là lợi nhuận đầu tư là yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp nhiều nhất. Và yếu tố năng lực các bên tham giá là yếu tố tác giả mới đưa vào mô hình lại có tác động đứng thứ 2 (Lý do đưa yếu tố này vào mô hình đã được giải thích ở chương 3). Điều này chứng tỏ với đặc thù dự án nhà ở xã hội thì việc đưa yếu tố này vào là phù hợp. Qua mô hình thì yếu tố chia sẻ rủi ro là thấp nhất, đây cũng là điểm khác với kết quả nghiên cứu về đường bộ của Huỳnh Thị Thúy Giang. Chứng tỏ rằng rủi ro trong xây dựng nhà ở xã hội là những rủi ro hiện hữu, có thể kiểm soát và đẽ dàng chia sẻ hơn là các dự án đường bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong các dự án nhà ở xã hội tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)