Vai trò của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý tại công ty tnhh một thành viên thông tin m1​ (Trang 26 - 28)

1.2. Cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo

1.2.2. Vai trò của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp

Cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp là những ngƣời thực hiện các chức năng và nhiệm vụ quản lý nhất định trong bộ máy quản lý nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp đạt đƣợc những mục đích đã xác định với kết quả cao nhất.

Một cán bộ quản lý trong một doanh nghiệp cụ thể đƣợc xác định bởi ba yếu tố sau:

- Có vị trí, quyền hạn nhất định trong doanh nghiệp trong quá trình ra các quyết định quản lý.

- Có chức năng thực hiện những nhiệm vụ quản lý nhất định trong quản lý doanh nghiệp.

- Có kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng đƣợc những đòi hỏi nhất định của công việc.

Mọi cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp, dù trên bất cứ cƣơng vị nào cũng có sự ảnh hƣởng nhất định tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nhƣ vậy, đội ngũ cán bộ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi cơ quan, đơn vị nói chung và hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp nói riêng; mà xét trên phạm vi rộng, cán bộ quản lý còn quyết định tới sự phát triển của một nền kinh tế.

Trong một tổ chức, ngƣời cán bộ quản lý thực hiện thƣờng xuyên và đồng thời ba vai trò: Vai trò liên kết con ngƣời; vai trò thông tin và vai trò quyết định. Hay nói các khác, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp là một trong những nhân tố chủ chốt quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động của hệ thống tổ chức. Về cơ bản, cán bộ quản lý thực hiện những vai trò cụ thể sau:

Vai trò chính trị

Vai trò quản lý Vai trò giáo dục

Vai trò của Cán bộ quản lý

Hình 1.2: Vai trò của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp

* Vai trò quản lý: Liên kết các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, điều phối mối quan hệ giữa các bộ phận một cách nhịp nhàng, tạo thành một hệ thống thống nhất. Đồng thời, cán bộ quản lý trực tiếp vận dụng các quy luật kinh tế khách quan vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Vai trò chính trị: Bên cạnh việc tham gia xây dựng và hoạch định các chính sách, chiến lƣợc phát triển, cán bộ quản lý trong doanh ngiệp còn là những ngƣời tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lƣợc đó ở mức độ nhất định theo chức năng, nhiệm vụ tƣơng ứng.

* Vai trò giáo dục: Ngƣời cán bộ trong doanh nghiệp là đại diện cho hình mẫu về tác phong công tác và đạo đức lối sống, ứng xử. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của ngƣời trong trong công việc và giao tiếp luôn có ý nghĩa giáo dục, là tấm gƣơng để cấp dƣới noi theo và thực hiện.

Quản lý là nghệ thuật đạt đƣợc kết quả công việc đã đề ra thông qua ngƣời khác; là một quá trình thống nhất từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều hành và kiểm tra công việc của nhân viên; sử dụng các nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt đƣợc các mục tiêu đã đặt ra. Nhƣ vậy, chức năng cơ bản của quản lý trong mọi tổ chức nói chung là: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra. Cán quản bộ quản lý là những ngƣời trực tiếp làm việc trong cơ quan, tổ chức đó, thực hiện triển khai, giám sát công việc của cấp dƣới, đồng thời chịu trách nhiệm trƣớc tổ chức và cấp trên về kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhân viên. Cán bộ quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong việc quyết định sự lớn mạnh và phát triển của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý tại công ty tnhh một thành viên thông tin m1​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)